Công ty tài chính cổ phần lập hồ sơ đề nghị chấp thuận niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán dựa theo nguyên tắc nào?
- Công ty tài chính cổ phần lập hồ sơ đề nghị chấp thuận niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán dựa theo nguyên tắc nào?
- Văn bản chấp thuận niêm yết cổ phần trên thị trường chứng khoán được 12 tháng nhưng Công ty tài chính cổ phần chưa niêm yết thì văn bản có bị hết hiệu lực không?
- Công ty tài chính cổ phần có trách nhiệm như thế nào trong việc niêm yết cổ phần trên thị trường chứng khoán?
Công ty tài chính cổ phần lập hồ sơ đề nghị chấp thuận niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán dựa theo nguyên tắc nào?
Công ty tài chính cổ phần lập hồ sơ đề nghị chấp thuận niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán dựa theo nguyên tắc được quy định tại Điều 3 Thông tư 26/2012/TT-NHNN, được sửa đổi bởi Điều 10 Thông tư 29/2015/TT-NHNN, như sau:
Nguyên tắc lập hồ sơ đề nghị chấp thuận niêm yết trên thị trường chứng khoán
1. Tổ chức tín dụng cổ phần lập hồ sơ bằng tiếng Việt. Các tài liệu bằng tiếng Việt được nộp phải là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu; trong trường hợp người nộp hồ sơ nộp bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính. Các bản dịch tài liệu từ tiếng Anh sang tiếng Việt phải được công chứng hoặc chứng thực chữ ký của người dịch theo quy định của pháp luật.
2. Văn bản của tổ chức tín dụng cổ phần đề nghị chấp thuận niêm yết trên thị trường chứng khoán do người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng cổ phần ký. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng cổ phần có thể ủy quyền cho người khác ký.
3. Hồ sơ của tổ chức tín dụng cổ phần được gửi tới Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) bằng các hình thức gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
Như vậy, theo quy định trên thì Công ty tài chính cổ phần lập hồ sơ đề nghị chấp thuận niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán dựa theo nguyên tắc sau:
- Lập hồ sơ bằng tiếng Việt. Các tài liệu bằng tiếng Việt được nộp phải là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu; trong trường hợp người nộp hồ sơ nộp bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính. Các bản dịch tài liệu từ tiếng Anh sang tiếng Việt phải được công chứng hoặc chứng thực chữ ký của người dịch theo quy định của pháp luật.
- Văn bản của tổ chức tín dụng cổ phần đề nghị chấp thuận niêm yết trên thị trường chứng khoán do người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng cổ phần ký. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng cổ phần có thể ủy quyền cho người khác ký.
- Hồ sơ của tổ chức tín dụng cổ phần được gửi tới Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) bằng các hình thức gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
Công ty tài chính cổ phần (Hình từ Internet)
Văn bản chấp thuận niêm yết cổ phần trên thị trường chứng khoán được 12 tháng nhưng Công ty tài chính cổ phần chưa niêm yết thì văn bản có bị hết hiệu lực không?
Văn bản chấp thuận niêm yết cổ phần trên thị trường chứng khoán được 12 tháng nhưng Công ty tài chính cổ phần chưa niêm yết thì văn bản có bị hết hiệu lực không, thì tại điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư 26/2012/TT-NHNN, có quy định như sau:
Hiệu lực văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước đối với việc niêm yết trên thị trường chứng khoán
1. Văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực kể từ ngày ký.
2. Văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước đương nhiên hết hiệu lực trong các trường hợp sau:
a) Trong thời hạn 12 (mười hai) tháng kể từ ngày văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước ký ban hành, tổ chức tín dụng cổ phần chưa niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
b) Cổ phiếu của tổ chức tín dụng cổ phần bị hủy bỏ niêm yết trên tất cả các Sở giao dịch chứng khoán đã niêm yết.
3. Trường hợp tổ chức tín dụng cổ phần có nhu cầu bổ sung số lượng cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán trong nước và nước ngoài, việc niêm yết này thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán của Việt Nam và nước ngoài, không cần phải có sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy, theo quy định trên thì văn bản chấp thuận niêm yết cổ phần trên thị trường chứng khoán được được 12 tháng kẻ từ ngày văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước ký ban hành mà Công ty tài chính cổ phần chưa niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán thì đương nhiên hết hiệu lực.
Công ty tài chính cổ phần có trách nhiệm như thế nào trong việc niêm yết cổ phần trên thị trường chứng khoán?
Công ty tài chính cổ phần có trách nhiệm trong việc niêm yết cổ phần trên thị trường chứng khoán được quy định tại Điều 8 Thông tư 26/2012/TT-NHNN như sau:
Trách nhiệm của tổ chức tín dụng cổ phần
1. Lập hồ sơ đầy đủ theo quy định tại Điều 6 Thông tư này đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận niêm yết trên thị trường chứng khoán.
2. Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của toàn bộ hồ sơ, báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Thông tư này.
3. Gửi bản sao các văn bản chấp thuận hoặc từ chối niêm yết của Sở giao dịch chứng khoán trong nước, nước ngoài đến Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản.
4. Báo cáo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) khi cổ phiếu của tổ chức tín dụng cổ phần bị hủy bỏ niêm yết trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày có văn bản hủy bỏ niêm yết của Sở giao dịch chứng khoán. Báo cáo phải nêu rõ lý do bị hủy bỏ niêm yết cổ phiếu.
Theo đó, trong việc niêm yết cổ phần trên thị trường chứng khoán thì Công ty tài chính cổ phần có các trách nhiệm sau:
- Lập hồ sơ đầy đủ theo quy định tại Điều 6 Thông tư này đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận niêm yết trên thị trường chứng khoán.
- Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của toàn bộ hồ sơ, báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Thông tư này.
- Gửi bản sao các văn bản chấp thuận hoặc từ chối niêm yết của Sở giao dịch chứng khoán trong nước, nước ngoài đến Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản.
- Báo cáo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) khi cổ phiếu của tổ chức tín dụng cổ phần bị hủy bỏ niêm yết trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có văn bản hủy bỏ niêm yết của Sở giao dịch chứng khoán. Báo cáo phải nêu rõ lý do bị hủy bỏ niêm yết cổ phiếu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?