Công ty quản lý quỹ bị thu hồi Giấy phép thành lập thì thực hiện thủ tục chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với khách hàng ủy thác như thế nào?
- Khách hàng ủy thác là gì?
- Trường hợp nào thì công ty quản lý quỹ chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với khách hàng ủy thác?
- Thủ tục để công ty quản lý quỹ chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với khách hàng ủy thác được quy định như thế nào?
- Công ty quản lý quỹ chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với khách hàng ủy thác bị thay thế như thế nào?
Khách hàng ủy thác là gì?
Theo khái niệm tại khoản 4 Điều 2 Thông tư 99/2020/TT-BTC thì khách hàng ủy thác là quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán và các cá nhân, tổ chức ủy thác vốn, tài sản của mình cho công ty quản lý quỹ quản lý.
Thủ tục chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với khách hàng ủy thác
Trường hợp nào thì công ty quản lý quỹ chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với khách hàng ủy thác?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 99/2020/NĐ-CP thì công ty quản lý quỹ chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với khách hàng ủy thác trong các trường hợp sau:
- Công ty quản lý quỹ tự nguyện đề nghị chấm dứt quyền, nghĩa vụ đối với khách hàng ủy thác theo các quy định của Điều lệ quỹ, Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán, hợp đồng ủy thác đầu tư;
- Theo yêu cầu của Đại hội nhà đầu tư quỹ đầu tư chứng khoán, Đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán, khách hàng ủy thác quản lý danh mục;
- Công ty quản lý quỹ bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán;
- Tổ chức lại công ty quản lý quỹ;
- Quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán hết thời gian hoạt động, hợp đồng ủy thác đầu tư hết hiệu lực.
Thủ tục để công ty quản lý quỹ chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với khách hàng ủy thác được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 13 Thông tư 99/2020/NĐ-CP thì để chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với khách hàng ủy thác thì công ty quản lý quỹ phải thực hiện các thủ tục sau:
Bước 1: Tổ chức họp
Công ty quản lý quỹ phải tổ chức họp Đại hội nhà đầu tư quỹ đầu tư chứng khoán, Đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán, khách hàng ủy thác để lấy ý kiến về phương án xử lý tài sản và công ty quản lý quỹ thay thế trong trường hợp sau:
- Công ty quản lý quỹ tự nguyện đề nghị chấm dứt quyền, nghĩa vụ đối với khách hàng ủy thác theo các quy định của Điều lệ quỹ, Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán, hợp đồng ủy thác đầu tư;
- Công ty quản lý quỹ bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán;
- Tổ chức lại công ty quản lý quỹ.
Bước 2: Khách hàng ủy thác thông qua quyết định thay thế
Bước 3: Có thông báo hoặc đề nghị đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày khách hàng ủy thác thông qua quyết định thay thế công ty quản lý quỹ, công ty quản lý quỹ thay thế có trách nhiệm:
- Đối với khách hàng ủy thác quản lý danh mục, công ty quản lý quỹ thông báo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và gửi kèm các tài liệu sau: hợp đồng nguyên tắc về việc chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa khách hàng ủy thác và công ty quản lý quỹ bị thay thế; hợp đồng nguyên tắc về ủy thác đầu tư giữa khách hàng ủy thác và công ty quản lý quỹ thay thế; phương án bàn giao quyền, nghĩa vụ giữa hai công ty quản lý quỹ, hợp đồng nguyên tắc về lưu ký tài sản và các hợp đồng, tài liệu có liên quan. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi gửi thông báo, công ty quản lý quỹ thay thế công bố thông tin về việc tiếp nhận bàn giao quản lý tài sản ủy thác trên trang thông tin điện tử của công ty quản lý quỹ, thông báo cho ngân hàng lưu ký, đồng thời các công ty quản lý quỹ thực hiện phương án bàn giao quyền và nghĩa vụ đối với khách hàng ủy thác;
- Đối với quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, công ty quản lý quỹ đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ, Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán liên quan đến việc thay đổi công ty quản lý quỹ.
Bước 4: Gửi Biên bản bàn giao trách nhiệm và tài sản
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày hoàn tất việc bàn giao, công ty quản lý quỹ thay thế gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước biên bản bàn giao trách nhiệm và tài sản giữa hai công ty quản lý quỹ.
- Biên bản phải được khách hàng ủy thác hoặc đại diện của khách hàng ủy thác và ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát xác nhận.
Công ty quản lý quỹ chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với khách hàng ủy thác bị thay thế như thế nào?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư 99/2020/NĐ-CP thì quyền và nghĩa vụ đối với khách hàng ủy thác của công ty quản lý quỹ bị thay thế chỉ chấm dứt từ thời điểm hoàn tất việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu đối với tài sản ủy thác, bàn giao đầy đủ tài sản, tài liệu chứng minh quyền sở hữu, chứng từ, sổ sách, thông tin về tài sản ủy thác, quyền, nghĩa vụ đối với khách hàng ủy thác cho công ty quản lý quỹ thay thế. Việc chuyển giao tài sản phải được hoàn tất trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày khách hàng ủy thác thông qua quyết định thay thế công ty quản lý quỹ.
Lưu ý: Công ty quản lý quỹ bị thay thế phải hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ nợ, tài sản đối với khách hàng ủy thác mà chưa bàn giao đầy đủ cho công ty quản lý quỹ thay thế. Trong trường hợp này, công ty quản lý quỹ bị thay thế chịu trách nhiệm giải quyết và khắc phục những hệ quả phát sinh trong thời hạn 05 năm kể từ khi hoàn tất việc bàn giao tài sản cho công ty quản lý quỹ thay thế (theo quy định tại khoản 6 Điều 13 Thông tư 99/2020/NĐ-CP).
Như vậy, khi công ty quản lý quỹ của anh/chị bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán thì đây là trường hợp mà công ty có thể chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với khách hàng ủy thác theo các thủ tục được đề cập tại bài viết này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người tham gia phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính theo yêu cầu của Tòa án phải xuất trình những gì?
- Việc đăng ký tài khoản trên Cổng Dịch vụ công quốc gia được quy định thế nào? Quy định về việc quản lý các vấn đề liên quan đến tài khoản?
- Thu hồi sản phẩm là gì? Khi thông báo bằng văn bản về việc thu hồi sản phẩm thì chủ sản phẩm có trách nhiệm gì?
- Trong tố tụng hình sự, người bào chữa có thể đồng thời là người giám định trong cùng một vụ án hình sự không?
- Khách du lịch nội địa có bao gồm người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch không? Quyền của khách du lịch nội địa là gì?