Công ty Mua bán nợ Việt Nam có được sử dụng vốn của mình để sửa chữa các tài sản nợ đã mua hay không?
Công ty Mua bán nợ Việt Nam có được sử dụng vốn của mình để sửa chữa tài sản nợ đã mua không?
Sử dụng vốn của Công ty Mua bán nợ Việt Nam (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Quy chế tài chính của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam (gọi tắt là Quy chế) ban hành kèm theo Thông tư 62/2021/TT-BTC quy định về nguyên tắc sử dụng vốn của Công ty Mua bán nợ Việt Nam như sau:
Nguyên tắc sử dụng vốn
1. Công ty được quyền chủ động sử dụng vốn của Công ty để phục vụ hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn, phát triển vốn và phù hợp với quy định của pháp luật. Trong đó:
a) Ưu tiên tập trung nguồn lực của DATC để hỗ trợ tái cơ cấu, sắp xếp chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thông qua hoạt động tiếp nhận, mua, xử lý nợ và tài sản;
b) Sử dụng vốn để đầu tư ra ngoài công ty, mua nợ, tài sản cho mục đích kinh doanh phù hợp với quy định của pháp luật và Quy chế này. Tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động mua, bán, xử lý nợ và tài sản theo cơ chế thị trường.
Hội đồng thành viên quy định cụ thể hồ sơ, trình tự xây dựng, thẩm định và thẩm quyền quyết định phương án mua nợ, tài sản áp dụng trong Công ty phù hợp với quy định của pháp luật và Quy chế này;
c) Sử dụng vốn để thực hiện các nhiệm vụ theo chỉ định của cấp có thẩm quyền phù hợp với ngành nghề kinh doanh của Công ty;
d) Sử dụng nguồn vốn hoạt động của mình để sửa chữa, nâng cấp tài sản nhằm mục đích gia tăng giá trị và tạo thuận lợi cho việc xử lý tài sản để thu hồi vốn. Hoạt động đầu tư cải tạo, nâng cấp tài sản thuộc về đầu tư xây dựng cơ bản phải chấp hành đầy đủ các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng;
đ) Sử dụng vốn để thực hiện gửi tiền tại Kho bạc nhà nước và các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam theo Quy chế do Hội đồng thành viên ban hành phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành, cung cấp tài chính từ nguồn vốn kinh doanh của DATC để phục hồi doanh nghiệp tái cơ cấu theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 129/2020/NĐ-CP và Quy chế kiểm soát rủi ro đối với hoạt động kinh doanh mua, bán nợ, tài sản và hoạt động cung cấp tài chính, bảo lãnh vay vốn đối với các doanh nghiệp tái cơ cấu.
Theo đó, Công ty Mua bán nợ Việt Nam được quyền chủ động sử dụng vốn của công ty để phục vụ hoạt động kinh doanh, trong đó có việc sử dụng nguồn vốn hoạt động của mình để sửa chữa, nâng cấp tài sản nhằm mục đích gia tăng giá trị và tạo thuận lợi cho việc xử lý tài sản để thu hồi vốn.
Vốn hoạt động của Công ty Mua bán nợ Việt Nam gồm những nguồn nào?
Theo quy định tại Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 62/2021/TT-BTC thì vốn hoạt động của Công ty Mua bán nợ Việt Nam bao gồm:
* Vốn chủ sở hữu của Công ty, gồm:
- Vốn điều lệ của Công ty theo quy định của pháp luật;
- Vốn tự tích lũy từ hoạt động kinh doanh được bổ sung vào nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu;
- Các nguồn vốn chủ sở hữu khác theo quy định của pháp luật.
* Vốn huy động bằng các hình thức:
- Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính;
- Vay của tổ chức, cá nhân ngoài doanh nghiệp, của người lao động;
- Phát hành trái phiếu doanh nghiệp;
- Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật.
Khi sử dụng vốn hoạt động của công ty, Công ty mua bán nợ Việt Nam có trách nhiệm thực hiện bảo toàn vốn hay không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 62/2021/TT-BTC thì Công ty Mua bán nợ Việt Nam có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư tại Công ty theo quy định.
Việc bảo toàn vốn của Công ty được thực hiện bằng các biện pháp theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 62/2021/TT-BTC sau đây:
- Thực hiện quản lý, sử dụng vốn, tài sản, phân phối lợi nhuận, chế độ quản lý tài chính khác và chế độ kế toán theo đúng quy định của pháp luật;
- Mua bảo hiểm tài sản theo quy định của pháp luật;
- Xử lý kịp thời giá trị tài sản tổn thất, các khoản nợ không có khả năng thu hồi và trích lập các khoản dự phòng rủi ro theo quy định tại Quy chế này và quy định của pháp luật có liên quan;
- Các biện pháp khác về bảo toàn vốn của Công ty theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng có được điều chỉnh khi có sự thay đổi về phạm vi công việc theo yêu cầu của bên giao thầu?
- Danh sách 25 cuộc thanh tra của Thanh tra Bộ theo Quyết định 3552/QĐ-BYT? Mục đích, yêu cầu của các cuộc thanh tra?
- Chủ tịch hội do ai bầu ra theo Nghị định 126? Nhân sự dự kiến chủ tịch hội có thể là cán bộ công chức viên chức không?
- Mẫu kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự đối với dự án đầu tư công trình năng lượng? Tải về mẫu?
- Mẫu báo cáo thu chi nội bộ Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mới nhất theo quy định?