Công ty môi giới người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài nộp danh sách người lao động cho cơ quan nào?
- Bản xác nhận để công ty môi giới người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài do cơ quan nào ban hành?
- Công ty môi giới người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài khi chưa có bản chấp thuận của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội bị phạt bao nhiêu?
- Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước có quyền xử phạt công ty môi giới người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài khi chưa có bản chấp thuận của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội không?
Bản xác nhận để công ty môi giới người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài do cơ quan nào ban hành?
Căn cứ Điều 22 Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Xác nhận danh sách người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài
1. Trước khi đưa người lao động đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài, doanh nghiệp phải nộp danh sách người lao động đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xác nhận.
2. Chậm nhất 05 ngày làm việc trước khi nộp hồ sơ cấp thị thực cho người lao động, doanh nghiệp dịch vụ gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử (www.dolab.gov.vn) danh sách người lao động (bao gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, số hộ chiếu/căn cước công dân, thời gian đã được bồi dưỡng kỹ năng nghề giúp việc gia đình và ngoại ngữ hoặc kinh nghiệm làm việc phù hợp, số điện thoại của người lao động, ngày dự kiến xuất cảnh, tên, địa chỉ của bên nước ngoài tiếp nhận người lao động và người sử dụng lao động) theo hợp đồng cung ứng lao động đã được chấp thuận.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách người lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xác nhận danh sách. Trường hợp không xác nhận, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Theo đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định chấp thuận cho công ty môi giới người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài.
Người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài (hình từ Internet)
Công ty môi giới người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài khi chưa có bản chấp thuận của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ khoản 9 Điều 42 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây viết tắt là doanh nghiệp dịch vụ)
...
9. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức xuất cảnh trái phép, bóc lột hoặc cưỡng bức lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo một trong các trường hợp sau: ở khu vực bị cấm; công việc bị cấm; vi phạm đạo đức xã hội; vi phạm sức khỏe của người lao động hoặc cộng đồng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; không được nước tiếp nhận lao động cho phép;
c) Cưỡng ép, lôi kéo, dụ dỗ hoặc lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái phép mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Phân biệt đối xử đối với người lao động hoặc xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;
đ) Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài nhưng không đăng ký Hợp đồng cung ứng lao động hoặc đã đăng ký Hợp đồng cung ứng lao động nhưng chưa được chấp thuận;
e) Sửa chữa, làm sai lệch văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp hoặc cấp lại Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
g) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã được cấp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
h) Giả mạo văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp hoặc cấp lại Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
i) Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc) hoặc Nhật Bản khi không được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giới thiệu hoặc chấp thuận;
k) Đưa người lao động đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài khi chưa có văn bản chấp thuận của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để doanh nghiệp tham gia hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình tại nước ngoài.
Theo quy định này, công ty môi giới người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài khi chưa có bản chấp thuận của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ bị xử phạt hành chính với phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng.
Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước có quyền xử phạt công ty môi giới người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài khi chưa có bản chấp thuận của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội không?
Căn cứ Điều 50 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước
Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước có quyền:
1. Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương IV Nghị định này.
2. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương IV Nghị định này.
3. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương IV Nghị định này.
Chiếu theo quy định này, mức xử phạt hành chính tối đa mà Cục quản lý lao động ngoài nước được quyền xử phạt cá nhân vi phạm các quy định liên quan đến người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài là 100.000.000 đồng với tổ chức (công ty) là 200.000.000 đồng. (theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Đồng thời như đã phân tích ở trên, mức xử phạt tối đa đối với công ty giới người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài khi chưa có bản chấp thuận của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là 180.000.000 đồng.
Như vậy, Cục quản lý lao động ngoài nước được quyền xử phạt công ty môi giới người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài khi chưa có bản chấp thuận của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản họp giải thể công ty cổ phần? Biên bản họp giải thể công ty cổ phần phải được gửi cho ai?
- Trách nhiệm khai báo sử dụng thiết bị yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động? Nguyên tắc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động?
- Tổ chức phong trào thi đua thường xuyên của Dân quân tự vệ phải xác định rõ những yêu cầu như thế nào?
- Mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có thay đổi khi cấp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề theo Nghị định 175 không?
- Lập thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được thực hiện với công trình nào theo quy định?