Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thực hiện hoạt động huy động vốn theo nguyên tắc nào theo quy định hiện nay?
Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có thể vay vốn ở đâu?
Theo khoản 1 Điều 6 Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 36/2021/NĐ-CP như sau:
Huy động vốn
1. Công ty mẹ được quyền vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính; vay của tổ chức, cá nhân ngoài doanh nghiệp, của người lao động; phát hành trái phiếu doanh nghiệp và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được quyền vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính; vay của tổ chức, cá nhân ngoài doanh nghiệp, của người lao động; phát hành trái phiếu doanh nghiệp và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật.
Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Hình từ Internet)
Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam huy động vốn theo nguyên tắc nào?
Theo khoản 2 Điều 6 Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 36/2021/NĐ-CP về nguyên tắc huy động vốn như sau:
Huy động vốn
...
2. Nguyên tắc huy động vốn:
a) Căn cứ chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư hàng năm của Công ty mẹ;
b) Phương án huy động vốn phải đảm bảo khả năng thanh toán nợ;
c) Người phê duyệt phương án huy động vốn phải chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra đảm bảo vốn huy động được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả;
d) Đối với việc huy động vốn của tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước, Công ty mẹ phải thực hiện thông qua hợp đồng với tổ chức kinh tế, cá nhân cho vay theo quy định của pháp luật.
Trường hợp vay vốn từ nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thì thực hiện theo quy định của pháp luật về tín dụng đầu tư phát triển và quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Đối với việc huy động vốn của tổ chức, cá nhân nước ngoài, vay hoặc phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, Công ty mẹ thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý nợ công và quy định khác của pháp luật có liên quan;
e) Đối với việc huy động vốn nước ngoài dưới hình thức tự vay, tự trả của Công ty mẹ, thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, vay trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh, pháp luật về quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp và pháp luật khác liên quan, trong đó, Cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt chủ trương khoản vay để gửi Bộ Tài chính có ý kiến theo quy định tại Nghị định số 10/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế;
g) Việc huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật;
h) Công ty mẹ sử dụng vốn vay đúng mục đích, tự chịu mọi rủi ro, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn huy động, không được làm thay đổi hình thức sở hữu của Công ty mẹ và chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình huy động, quản lý, sử dụng vốn vay và trả nợ đúng hạn.
...
Như vậy, Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thực hiện huy động vốn theo những nguyên tắc sau đây:
- Căn cứ chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư hàng năm của Công ty mẹ;
- Phương án huy động vốn phải đảm bảo khả năng thanh toán nợ;
- Người phê duyệt phương án huy động vốn phải chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra đảm bảo vốn huy động được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả;
d) Đối với việc huy động vốn của tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước, Công ty mẹ phải thực hiện thông qua hợp đồng với tổ chức kinh tế, cá nhân cho vay theo quy định của pháp luật.
Trường hợp vay vốn từ nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thì thực hiện theo quy định của pháp luật về tín dụng đầu tư phát triển và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Đối với việc huy động vốn của tổ chức, cá nhân nước ngoài, vay hoặc phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, Công ty mẹ thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý nợ công và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Đối với việc huy động vốn nước ngoài dưới hình thức tự vay, tự trả của Công ty mẹ, thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, vay trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh, pháp luật về quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp và pháp luật khác liên quan, trong đó, Cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt chủ trương khoản vay để gửi Bộ Tài chính có ý kiến theo quy định tại Nghị định 10/2019/NĐ-CP về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế;
- Việc huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật;
- Công ty mẹ sử dụng vốn vay đúng mục đích, tự chịu mọi rủi ro, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn huy động, không được làm thay đổi hình thức sở hữu của Công ty mẹ và chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình huy động, quản lý, sử dụng vốn vay và trả nợ đúng hạn.
Ai có quyền phê duyệt hợp đồng vay vốn của Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam?
Theo khoản 3 Điều 6 Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 36/2021/NĐ-CP như sau:
Huy động vốn
...
3. Thẩm quyền phê duyệt hợp đồng vay vốn được thực hiện theo Điều lệ của Công ty mẹ.
Trường hợp Công ty mẹ có tổng nhu cầu huy động vốn vượt mức phân cấp; huy động vốn của tổ chức, cá nhân nước ngoài, Hội đồng thành viên Công ty mẹ phải báo cáo Cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, phê duyệt.
Cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm thông báo với Bộ Tài chính để phối hợp theo dõi và giám sát.
...
Như vậy, thẩm quyền phê duyệt hợp đồng vay vốn được thực hiện theo Điều lệ của Công ty mẹ.
Trong trường hợp Công ty mẹ có tổng nhu cầu huy động vốn vượt mức phân cấp; huy động vốn của tổ chức, cá nhân nước ngoài, Hội đồng thành viên Công ty mẹ phải báo cáo Cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, phê duyệt.
Tải về mẫu hợp đồng vay vốn mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?