Công ty luật nước ngoài tại Việt Nam có bị chấm dứt hoạt động khi tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài thành lập công ty không còn hoạt động ở nước ngoài không?
- Đơn đề nghị thành lập công ty luật nước ngoài có bắt buộc phải có địa chỉ trụ sở chính của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài không?
- Công ty luật nước ngoài tại Việt Nam có bị chấm dứt hoạt động khi tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài thành lập công ty không còn hoạt không?
- Điều lệ công ty luật có phải có các trường hợp chấm dứt hoạt động hay không?
Đơn đề nghị thành lập công ty luật nước ngoài có bắt buộc phải có địa chỉ trụ sở chính của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài không?
Đơn đề nghị thành lập công ty luật nước ngoài có bắt buộc phải có địa chỉ trụ sở chính của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài không? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 123/2013/NĐ-CP về đơn đề nghị thành lập công ty luật nước ngoài như sau:
Đơn đề nghị thành lập công ty luật nước ngoài
Đơn đề nghị thành lập công ty luật nước ngoài có các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên gọi, quốc tịch, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài; tên gọi, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh và công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam;
2. Tên gọi của công ty luật nước ngoài;
3. Lĩnh vực hành nghề của công ty luật nước ngoài;
4. Thời hạn hoạt động của công ty luật nước ngoài;
5. Nơi đặt trụ sở của công ty luật nước ngoài;
...
Trong trường hợp công ty luật nước ngoài tại Việt Nam thành lập nhiều chi nhánh tại Việt Nam thì tổng số luật sư nước ngoài có mặt và hành nghề tại Việt Nam cũng thực hiện theo quy định tại khoản này;
8. Dự kiến kế hoạch hoạt động của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam.
Như vậy, Đơn đề nghị thành lập công ty luật nước ngoài phải có địa chỉ trụ sở chính của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.
Công ty luật nước ngoài tại Việt Nam có bị chấm dứt hoạt động khi tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài thành lập công ty không còn hoạt không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 39 Nghị định 123/2013/NĐ-CP về chấm dứt hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài như sau:
Chấm dứt hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài
1. Chi nhánh, công ty luật nước ngoài chấm dứt hoạt động khi bị thu hồi Giấy phép thành lập theo quy định tại Điều 40 của Nghị định này.
Đồng thời, theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 40 Nghị định 123/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 137/2018/NĐ-CP về thu hồi Giấy phép thành lập của chi nhánh, công ty luật nước ngoài như sau:
Thu hồi Giấy phép thành lập của chi nhánh, công ty luật nước ngoài
1. Giấy phép thành lập của chi nhánh, công ty luật nước ngoài bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tự chấm dứt hoạt động tại Việt Nam;
b) Bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng Giấy phép thành lập theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
c) Không đăng ký mã số thuế trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập;
d) Không hoạt động liên tục tại trụ sở đã đăng ký trong thời hạn 06 tháng, trừ trường hợp tạm ngừng hoạt động theo quy định của pháp luật;
đ) Không đăng ký hoạt động sau 60 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập;
e) Không hoạt động trở lại hoặc không có báo cáo về việc tiếp tục tạm ngừng hoạt động quá 06 tháng, kể từ ngày hết thời hạn tạm ngừng hoạt động theo quy định của pháp luật;
g) Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam không còn hoạt động ở nước ngoài;
Như vậy, dựa vào các quy định trên có thể thấy rằng khi tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài thành lập công ty luật nước ngoài tại Việt Nam không còn hoạt động ở nước ngoài thì công ty luật nước ngoài tại Việt Nam sẽ bị chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật.
Điều lệ công ty luật có phải có các trường hợp chấm dứt hoạt động hay không?
Căn cứ khoản 10 Điều 7 Nghị định 123/2013/NĐ-CP về Điều lệ công ty luật như sau:
Điều lệ công ty luật
Điều lệ công ty luật gồm những nội dung chính sau đây:
1. Tên, địa chỉ trụ sở;
2. Loại hình công ty luật;
3. Lĩnh vực hành nghề;
4. Họ, tên, địa chỉ thường trú của luật sư chủ sở hữu (đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên) hoặc các luật sư thành viên (đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật hợp danh);
5. Quyền và nghĩa vụ của luật sư chủ sở hữu hoặc các luật sư thành viên;
6. Điều kiện và thủ tục tham gia hoặc rút tên khỏi danh sách luật sư thành viên (đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật hợp danh);
7. Cơ cấu tổ chức, quản lý, điều hành;
8. Thể thức thông qua quyết định, nghị quyết; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
9. Nguyên tắc phân chia lợi nhuận và trách nhiệm của các luật sư thành viên đối với nghĩa vụ của công ty (đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật hợp danh);
10. Các trường hợp tạm ngừng, chấm dứt hoạt động và thủ tục thanh lý tài sản;
11. Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty luật.
Điều lệ công ty luật phải có chữ ký của luật sư chủ sở hữu hoặc của tất cả luật sư thành viên.
Như vậy, Điều lệ công ty luật phải có nội dung về các trường hợp chấm dứt hoạt động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?