Công ty luật cung cấp dịch vụ giải thể doanh nghiệp thông qua văn phòng giao dịch bị phạt bao nhiêu?
- Văn phòng giao dịch của công ty luật được cung cấp dịch vụ giải thể doanh nghiệp không?
- Công ty luật cung cấp dịch vụ giải thể doanh nghiệp thông qua văn phòng giao dịch bị phạt bao nhiêu?
- Công ty luật cung cấp dịch vụ giải thể doanh nghiệp thông qua văn phòng giao dịch có bị đình chỉ hoạt động không?
Văn phòng giao dịch của công ty luật được cung cấp dịch vụ giải thể doanh nghiệp không?
Theo Điều 4 Luật Luật sư 2006 và Điều 30 Luật Luật sư 2006 thì dịch vụ giải thể doanh nghiệp được xem là dịch vụ pháp lý khác.
Tại Điều 32 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định về hình thức tổ chức hành nghề luật sư như sau:
Hình thức tổ chức hành nghề luật sư, điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư
1. Tổ chức hành nghề luật sư bao gồm:
a) Văn phòng luật sư;
b) Công ty luật.
...
Theo đó, công ty luật là một trong các hình thức hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư.
Dẫn chiếu đến Điều 42 Luật Luật sư 2006 quy định như sau:
Văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư
Văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư được thành lập trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động. Văn phòng giao dịch là nơi tiếp nhận vụ, việc, yêu cầu của khách hàng. Văn phòng giao dịch không được phép thực hiện việc cung cấp dịch vụ pháp lý.
...
Theo quy định này, văn phòng giao dịch của công ty luật không được phép thực hiện việc cung cấp dịch vụ pháp lý.
Công ty luật cung cấp dịch vụ giải thể doanh nghiệp thông qua văn phòng giao dịch bị phạt bao nhiêu? (hình từ internet)
Công ty luật cung cấp dịch vụ giải thể doanh nghiệp thông qua văn phòng giao dịch bị phạt bao nhiêu?
Mức phạt về các hành vi vi phạm quy định đối với hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư được quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 82/2020/NĐ-CP như sau:
Hành vi vi phạm quy định đối với hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
...
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền hoặc lợi ích khác ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý;
b) Sử dụng giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư khác hoặc giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài khác tại Việt Nam để hoạt động hành nghề luật sư;
c) Cung cấp dịch vụ pháp lý thông qua văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư;
d) Thay đổi nội dung hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư khi chưa được cấp lại giấy đăng ký hoạt động; thay đổi nội dung giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam khi chưa có văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền;
đ) Hoạt động không đúng phạm vi hành nghề của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam.
Đồng thời tại Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
1. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân trong các lĩnh vực: hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình là 30.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân trong các lĩnh vực: thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã là 40.000.000 đồng.
3. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp là 50.000.000 đồng.
4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức.
...
Như vậy, công ty luật cung cấp dịch vụ giải thể doanh nghiệp thông qua văn phòng giao dịch thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Công ty luật cung cấp dịch vụ giải thể doanh nghiệp thông qua văn phòng giao dịch có bị đình chỉ hoạt động không?
Cũng theo khoản 7 Điều 7 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hành vi vi phạm quy định đối với hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
...
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và g khoản 3, điểm đ khoản 4, các điểm a và b khoản 5 Điều này;
b) Tịch thu tang vật là giấy phép, giấy đăng ký hoạt động bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và b khoản 3 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại các điểm a và b khoản 3 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm c và d khoản 3, các khoản 4, 5 và 6 Điều này.
Như vậy, công ty luật cung cấp dịch vụ giải thể doanh nghiệp thông qua văn phòng giao dịch ngoài bị phạt tiền còn bị đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?