Công ty luật có được quyền thuê luật sư nước ngoài đến làm việc cho tổ chức của mình hay không?
- Công ty luật có được quyền thuê luật sư nước ngoài đến làm việc cho tổ chức của mình hay không?
- Luật sư nước ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức nào thì bị thu hồi Giấy phép hành nghề tại Việt Nam?
- Trường hợp luật sư nước ngoài có hành vi vi phạm Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam thì Sở Tư pháp có trách nhiệm gì?
Công ty luật có được quyền thuê luật sư nước ngoài đến làm việc cho tổ chức của mình hay không?
Việc thuê luật sư nước ngoài làm việc cho công ty luật được quy định tại Điều 16 Nghị định 123/2013/NĐ-CP như sau:
Thuê luật sư nước ngoài làm việc cho tổ chức hành nghề luật sư
Tổ chức hành nghề luật sư có thể ký kết hợp đồng lao động thuê luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề tại Việt Nam làm việc cho tổ chức mình. Quyền và nghĩa vụ của luật sư nước ngoài làm thuê cho tổ chức hành nghề luật sư được thỏa thuận trong hợp đồng phù hợp với Luật luật sư, Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ký kết hợp đồng lao động thuê luật sư nước ngoài, tổ chức hành nghề luật sư phải thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động kèm theo hợp đồng lao động.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động thuê luật sư nước ngoài, tổ chức hành nghề luật sư phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động.
Như vậy, theo quy định trên thì công ty luật có thể ký kết hợp đồng lao động thuê luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề tại Việt Nam làm việc cho tổ chức mình.
Lưu ý: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ký kết hợp đồng lao động thuê luật sư nước ngoài, công ty luật phải thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động kèm theo hợp đồng lao động.
Công ty luật có được quyền thuê luật sư nước ngoài đến làm việc cho tổ chức của mình hay không? (Hình từ Internet)
Luật sư nước ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức nào thì bị thu hồi Giấy phép hành nghề tại Việt Nam?
Việc thu hồi Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài được quy định tại khoản 1 Điều 41 Nghị định 123/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 137/2018/NĐ-CP) như sau:
Thu hồi Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài
1. Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không đủ điều kiện hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài theo quy định tại Điều 74 của Luật luật sư; không được gia hạn Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam hoặc hết thời hạn hành nghề ghi trong Giấy phép nhưng không làm thủ tục gia hạn;
b) Bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng Giấy phép hành nghề tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
c) Bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Thôi hành nghề luật sư tại Việt Nam theo nguyện vọng;
đ) Không được chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư của Việt Nam tuyển dụng, ký kết hợp đồng lao động trong khoảng thời gian 06 tháng liên tục;
e) Không còn tư cách hành nghề luật sư tại nước ngoài.
2. Bộ Tư pháp quyết định thu hồi Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài.
Theo đó, nếu luật sư nước ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng Giấy phép hành nghề tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thì có thể bị thu hồi Giấy phép hành nghề tại Việt Nam.
Trường hợp luật sư nước ngoài có hành vi vi phạm Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam thì Sở Tư pháp có trách nhiệm gì?
Trường hợp luật sư nước ngoài có hành vi vi phạm Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 42 Nghị định 123/2013/NĐ-CP như sau:
Thông báo về việc luật sư nước ngoài vi phạm Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam
1. Khi phát hiện luật sư nước ngoài có hành vi vi phạm Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam thì Sở Tư pháp nơi luật sư nước ngoài hành nghề đề nghị Bộ Tư pháp thông báo cho tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài nơi cử luật sư nước ngoài vào hành nghề tại Việt Nam hoặc tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam đã tuyển dụng luật sư đó.
2. Luật sư nước ngoài có hành vi vi phạm theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà tái phạm thì Sở Tư pháp nơi luật sư nước ngoài hành nghề đề nghị Bộ Tư pháp xem xét thu hồi hoặc không gia hạn Giấy phép hành nghề của luật sư nước ngoài.
Như vậy, theo quy định, trong trường hợp luật sư nước ngoài có hành vi vi phạm Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam thì Sở Tư pháp nơi luật sư nước ngoài hành nghề có trách nhiệm đề nghị Bộ Tư pháp thông báo cho tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài nơi cử luật sư nước ngoài vào hành nghề tại Việt Nam hoặc tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam đã tuyển dụng luật sư đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?