Công ty luật cho người không phải là luật sư của công ty hành nghề luật sư dưới danh nghĩa của công ty mình sẽ bị xử phạt như thế nào?
Công ty luật có được quyền thuê luật sư Việt Nam làm việc cho công ty mình hay không?
Công ty luật có được quyền thuê luật sư Việt Nam làm việc cho công ty mình hay không? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại khoản 3 Điều 39 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi Khoản 16 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 về Quyền của tổ chức hành nghề luật sư như sau:
Quyền của tổ chức hành nghề luật sư
1. Thực hiện dịch vụ pháp lý.
2. Nhận thù lao từ khách hàng.
3. Thuê luật sư Việt Nam, luật sư nước ngoài và nhân viên làm việc cho tổ chức hành nghề luật sư.
4. Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia tư vấn, giải quyết các vụ việc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi được yêu cầu.
5. Hợp tác với tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.
6. Thành lập chi nhánh, văn phòng giao dịch trong nước.
7. Đặt cơ sở hành nghề ở nước ngoài.
8. Các quyền khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, Công ty luật được quyền thuê luật sư Việt Nam làm việc cho công ty mình.
Công ty luật cho người không phải là luật sư của công ty hành nghề luật sư dưới danh nghĩa của công ty mình sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 82/2020/NĐ-CP; điểm a khoản 7 Điều 7 Nghị định 82/2020/NĐ-CP; điểm b khoản 8 Điều 7 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về hành vi vi phạm quy định đối với hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, cụ thể như sau:
Hành vi vi phạm quy định đối với hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
…
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép thành lập chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài hoặc chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam;
b) Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam;
c) Cho người không phải là luật sư của tổ chức mình hành nghề luật sư dưới danh nghĩa của tổ chức mình;
d) Hoạt động không đúng lĩnh vực hành nghề hoặc không đúng trụ sở đã ghi trong giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, giấy phép thành lập hoặc giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam;
đ) Không cử luật sư của tổ chức mình tham gia tố tụng theo phân công của Đoàn luật sư;
e) Hoạt động khi tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam không bảo đảm có 02 luật sư nước ngoài có mặt và hành nghề tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong khoảng thời gian liên tục 12 tháng, kể cả trưởng chi nhánh, giám đốc công ty luật nước ngoài;
g) Cho tổ chức khác sử dụng giấy đăng ký hoạt động, giấy phép thành lập để hoạt động hành nghề luật sư;
h) Hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản thiếu một trong các nội dung theo quy định.
…
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và g khoản 3, điểm đ khoản 4, các điểm a và b khoản 5 Điều này;
b) Tịch thu tang vật là giấy phép, giấy đăng ký hoạt động bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và b khoản 3 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại các điểm a và b khoản 3 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm c và d khoản 3, các khoản 4, 5 và 6 Điều này.
Như vậy, công ty luật cho người không phải là luật sư của công ty hành nghề luật sư dưới danh nghĩa của công ty mình sẽ bị xử phạt từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Đồng thời, công ty luật bị áp dụng hình phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng.
Biện pháp khắc phục hậu quả như sau công ty luật buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm cho người không phải là luật sư của công ty hành nghề luật sư dưới danh nghĩa của công ty mình.
Chức năng xã hội của luật sư là gì?
Căn cứ tại Điều 3 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 về chức năng xã hội của luật sư như sau:
Theo đó, Hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người quản lý sử dụng công trình xây dựng có được tổ chức thực hiện phá dỡ công trình xây dựng không?
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn lớp 10? Học sinh lớp 10 có quyền gì?
- Mẫu Báo cáo hoàn thành công tác bảo hành công trình của nhà thầu thi công xây dựng? Tải mẫu báo cáo mới nhất?
- Chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng được xác định trên cơ sở nào? Nội dung chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng?
- Quản lý xây dựng nhà ở riêng lẻ là gì? Việc thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân quy định thế nào?