Công ty liên kết có được quyền sử dụng thương hiệu của Tổng công ty lương thực miền Bắc trong hoạt động kinh doanh hay không?
- Công ty liên kết với Tổng công ty lương thực miền bắc là gì?
- Công ty liên kết có được quyền sử dụng thương hiệu của Tổng công ty lương thực miền Bắc trong hoạt động kinh doanh hay không?
- Mối quan hệ tài chính giữa công ty liên kết và Tổng công ty lương thực miền Bắc có phải đưa vào nội dung Quy chế tài chính của Tổng công ty không?
Công ty liên kết với Tổng công ty lương thực miền bắc là gì?
Căn cứ Điều 1 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Lương thực miền Bắc ban hành kèm theo Nghị định 01/2018/NĐ-CP định nghĩa về công ty liên kết như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Trong Điều lệ này, các từ ngữ, thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
a) “Tổng công ty Lương thực miền Bắc” (sau đây viết tắt là Tổng công ty) là công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con, được chuyển đổi từ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ theo Quyết định số 982/QĐ-TTg ngày 25 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ;
b) “Đơn vị phụ thuộc” là các đơn vị do Hội đồng thành viên Tổng công ty Lương thực miền Bắc quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể, bao gồm: chi nhánh trực thuộc và đơn vị hạch toán phụ thuộc khác nằm trong cơ cấu Tổng công ty Lương thực miền Bắc;
c) “Công ty con” là công ty do Tổng công ty đầu tư 100% vốn điều lệ hoặc công ty do Tổng công ty giữ cổ phần chi phối; vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty liên doanh, công ty ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;
d) “Đơn vị thành viên” là công ty do Tổng công ty sở hữu 100% vốn điều lệ hoặc có cổ phần chi phối, vốn góp chi phối giữ quyền chi phối;
đ) “Công ty liên kết” là công ty mà Tổng công ty nắm giữ cổ phần, vốn góp không chi phối, tổ chức, hoạt động theo Luật doanh nghiệp và các quy định pháp luật có liên quan;
e) “Công ty tự nguyện liên kết” là công ty không có cổ phần, vốn góp của Tổng công ty nhưng tự nguyện trở thành thành viên liên kết với Tổng công ty, chịu sự ràng buộc nhất định về quyền và nghĩa vụ với Tổng công ty theo hợp đồng liên kết giữa công ty với Tổng công ty;
...
Theo quy định trên thì công ty liên kết là công ty mà Tổng công ty lương thực miền Bắc nắm giữ cổ phần, vốn góp không chi phối, tổ chức, hoạt động theo Luật doanh nghiệp và các quy định pháp luật có liên quan.
Công ty liên kết có được quyền sử dụng thương hiệu của Tổng công ty lương thực miền Bắc trong hoạt động kinh doanh hay không? (Hình từ Internet)
Công ty liên kết có được quyền sử dụng thương hiệu của Tổng công ty lương thực miền Bắc trong hoạt động kinh doanh hay không?
Căn cứ Điều 58 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Lương thực miền Bắc ban hành kèm theo Nghị định 01/2018/NĐ-CP quy định về quyền và nghĩa vụ của Tổng công ty đối với công ty liên kết như sau:
Quyền và nghĩa vụ của Tổng công ty đối với công ty liên kết
1. Công ty liên kết khi sử dụng thương hiệu, biểu tượng của Tổng công ty phải có sự đồng ý bằng văn bản của Tổng công ty về nội dung, mục đích, phạm vi, thời hạn sử dụng, giá trị của thương hiệu, biểu tượng.
2. Hội đồng thành viên Tổng công ty thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm chủ sở hữu của cổ đông hoặc thành viên góp vốn tại công ty liên kết theo quy định của pháp luật và Điều lệ của công ty đó.
..
Như vậy, công ty liên kết có quyền sử dụng thương hiệu của Tổng công ty lương thực miền Bắc trong hoạt động kinh doanh nhưng phải có sự đồng ý bằng văn bản của Tổng công ty về nội dung, mục đích, phạm vi, thời hạn sử dụng, giá trị của thương hiệu.
Mối quan hệ tài chính giữa công ty liên kết và Tổng công ty lương thực miền Bắc có phải đưa vào nội dung Quy chế tài chính của Tổng công ty không?
Căn cứ Điều 53 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Lương thực miền Bắc ban hành kèm theo Nghị định 01/2018/NĐ-CP quy định về Quy chế tài chính của Tổng công ty lương thực miền Bắc như sau:
Quản lý vốn, tài sản, doanh thu, chi phí, giá thành và phân phối lợi nhuận của Tổng công ty
1. Việc quản lý vốn, tài sản, doanh thu, chi phí, giá thành, lợi nhuận và phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ thực hiện theo quy định của pháp luật, được cụ thể trong Quy chế tài chính Tổng công ty.
2. Nội dung Quy chế tài chính Tổng công ty được xây dựng trên nguyên tắc quản lý đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu Nhà nước.
Quy chế tài chính tối thiểu phải có các nội dung sau:
a) Vốn điều lệ và tăng vốn điều lệ;
b) Quyền và nghĩa vụ của Tổng công ty trong việc quản lý, sử dụng vốn, quỹ;
c) Đầu tư vốn ra ngoài Tổng công ty;
d) Chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài Tổng công ty;
đ) Quản lý tài sản cố định, công nợ; kiểm kê, xử lý tổn thất tài sản, đánh giá lại tài sản;
e) Quản lý doanh thu, chi phí, giá thành; lợi nhuận và phân phối lợi nhuận, sử dụng các quỹ;
g) Công tác kế hoạch tài chính, kế toán, kiểm toán;
h) Tổ chức xây dựng đơn giá tiền lương, quản lý đơn giá tiền lương; cơ chế trả lương, thưởng của Tổng công ty;
i) Mối quan hệ tài chính giữa Tổng công ty với các công ty con, công ty liên kết và công ty tự nguyện liên kết.
3. Tổng công ty có trách nhiệm xây dựng các quy chế nội bộ theo quy định của pháp luật.
Theo đó, mỗi quan hệ tài chính giữa công ty liên kết và Tổng công ty lương thực miền Bắc phải được đưa vào quy chế tài chính của Tổng công ty.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?