Công ty liên doanh là gì? Vốn góp vào công ty liên doanh và công ty liên kết được hạch toán thông qua tài khoản kế toán nào?
Công ty liên doanh là gì? Công ty liên kết là gì?
Công ty liên kết được giải thích tại Mục 3 Chuẩn mực kế toán số 07 Ban hành và công bố theo Quyết định 234/2003/QĐ-BTC như sau:
03. Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau:
...
Công ty liên kết: Là công ty trong đó nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể nhưng không phải là công ty con hoặc công ty liên doanh của nhà đầu tư.
...
Theo đó, công ty liên kết được hiểu là công ty trong đó nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể nhưng không phải là công ty con hoặc công ty liên doanh của nhà đầu tư.
Về thuật ngữ công ty liên doanh, hiện nay pháp luật chưa giải thích cụ thể thế nào là công ty liên doanh. Tuy nhiên, theo Mục 03 Chuẩn mực kế toán số 08 Ban hành và công bố theo Quyết định 234/2003/QĐ-BTC có quy định về liên doanh như sau:
03. Các thuật ngữ sử dụng trong chuẩn mực này được hiểu như sau:
...
Liên doanh: Là thỏa thuận bằng hợp đồng của hai hoặc nhiều bên để cùng thực hiện hoạt động kinh tế, mà hoạt động này được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh.
...
Theo đó, công ty liên doanh có thể được hiểu là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ/doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.
Tải về Chuẩn mực kế toán số 07 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ VÀO CÔNG TY LIÊN KẾT
Tải về Chuẩn mực kế toán số 08 THÔNG TIN TÀI CHÍNH VỀ NHỮNG KHOẢN VỐN GÓP LIÊN DOANH
Công ty liên doanh là gì? Vốn góp vào công ty liên doanh và công ty liên kết được hạch toán thông qua tài khoản kế toán nào? (Hình từ internet)
Vốn góp vào công ty liên doanh và công ty liên kết được hạch toán thông qua tài khoản kế toán nào?
Theo quy định tại Điều 42 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định như sau:
Tài khoản 222 - Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này dùng để phản ánh toàn bộ vốn góp vào công ty liên doanh và công ty liên kết; tình hình thu hồi vốn đầu tư liên doanh, liên kết; các khoản lãi, lỗ phát sinh từ hoạt động đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết. Tài khoản này không phản ánh các giao dịch dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh không thành lập pháp nhân.
- Công ty liên doanh được thành lập bởi các bên góp vốn liên doanh có quyền đồng kiểm soát các chính sách tài chính và hoạt động, là đơn vị có tư cách pháp nhân hạch toán độc lập. Công ty liên doanh phải tổ chức thực hiện công tác kế toán riêng theo quy định của pháp luật hiện hành về kế toán, chịu trách nhiệm kiểm soát tài sản, các khoản nợ phải trả, doanh thu, thu nhập khác và chi phí phát sinh tại đơn vị mình. Mỗi bên góp vốn liên doanh được hưởng một phần kết quả hoạt động của công ty liên doanh theo thỏa thuận của hợp đồng liên doanh.
- Khoản đầu tư được phân loại là đầu tư vào công ty liên kết khi nhà đầu tư nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp từ 20% đến dưới 50% quyền biểu quyết của bên nhận đầu tư mà không có thoả thuận khác.
...
Như vậy, vốn góp vào công ty liên doanh và công ty liên kết được hạch toán thông qua tài khoản kế toán 222 - Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết.
Trường hợp bên tham gia liên doanh góp vốn vào công ty liên doanh, công ty liên kết bằng tài sản phi tiền tệ thì kế toán ghi nhận thế nào?
Trường hợp bên tham gia liên doanh góp vốn vào công ty liên doanh, công ty liên kết bằng tài sản phi tiền tệ thì kế toán ghi nhận theo điểm 3.3 khoản 3 Điều 42 Thông tư 200/2014/TT-BTC, cụ thể:
- Khi đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết bằng hàng tồn kho hoặc TSCĐ, kế toán phải ghi nhận phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ (đối với vật tư, hàng hóa) hoặc giá trị còn lại (đối với TSCĐ) và giá trị đánh giá lại của tài sản đem đi góp vốn do các bên đánh giá vào thu nhập khác hoặc chi phí khác;
Công ty liên doanh, liên kết khi nhận tài sản của nhà đầu tư phải ghi tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu và tài sản nhận được theo giá thoả thuận giữa các bên.
- Trường hợp giá trị ghi sổ hoặc giá trị còn lại của tài sản đem đi góp vốn nhỏ hơn giá trị do các bên đánh giá lại, kế toán phản ánh phần chênh lệch đánh giá tăng tài sản vào thu nhập khác, ghi:
Nợ TK 222 - Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ
Có các TK 211, 213, 217 (góp vốn bằng TSCĐ hoặc BĐS đầu tư)
Có các TK 152, 153, 155, 156 (nếu góp vốn bằng hàng tồn kho)
Có TK 711 - Thu nhập khác (phần chênh lệch đánh giá tăng).
- Trường hợp giá trị ghi sổ hoặc giá trị còn lại của tài sản đem đi góp vốn lớn hơn giá trị do các bên đánh giá lại, kế toán phản ánh phần chênh lệch đánh giá giảm tài sản vào chi phí khác, ghi:
Nợ TK 222 - Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ
Nợ TK 811 - Chi phí khác (phần chênh lệch đánh giá giảm)
Có các TK 211, 213, 217 (góp vốn bằng TSCĐ hoặc BĐS đầu tư)
Có các TK 152, 153, 155, 156 (nếu góp vốn bằng hàng tồn kho).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?