Công ty ghi âm cuộc gọi tư vấn của nhân viên với khách hàng có vi phạm pháp luật hay không? Ghi âm cuộc gọi trái phép bị xử phạt thế nào?
Công ty ghi âm cuộc gọi tư vấn của nhân viên với khách hàng có vi phạm pháp luật hay không?
Theo khoản 3 Điều 12 Luật Viễn thông 2009 quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động viễn thông gồm:
"Điều 12. Các hành vi bị cấm trong hoạt động viễn thông
...
3. Thu trộm, nghe trộm, xem trộm thông tin trên mạng viễn thông; trộm cắp, sử dụng trái phép tài nguyên viễn thông, mật khẩu, khóa mật mã và thông tin riêng của tổ chức, cá nhân khác.
..."
Như vậy, khi nghe, ghi âm cuộc gọi của người khác mà không được sự đồng ý của người đó thì bị coi là trái pháp luật.
Vì vậy công ty muốn ghi âm cuộc gọi tư vấn để phục vụ cho việc xử lý các yêu cầu của khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng thì doanh nghiệp viễn thông phải thông báo rõ ràng cho khách hàng trước khi thực hiện.
Trường hợp không thông báo hay không có sự cho phép dẫn tới khách hàng không thể biết được cuộc gọi điện thoại đang bị ghi âm thì được xem là vi phạm pháp luật.
Trường hợp ghi âm trái phép cuộc gọi sẽ bị xử lý vi phạm hành chính, nếu hành vi bày có mức độ nghiêm trọng cao thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Công ty ghi âm cuộc gọi tư vấn của nhân viên với khách hàng có vi phạm pháp luật hay không? Ghi âm cuộc gọi trái phép bị xử phạt thế nào?
Trường hợp ghi âm cuộc gọi trái phép thì bị xử lý vi phạm hành chính như thế nào?
Với hành vi ghi âm cuộc gọi trái phép sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm q khoản 3 và điểm b khoản 8 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP. Cụ thể mức phạt như sau:
"Điều 102. Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin
...
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
...
q) Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;
...
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
...
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, g, h và q khoản 3, điểm a khoản 4 và khoản 7 Điều này."
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP thì mức phạt tiền trên là mức phạt được áp dụng đối với tổ chức. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Khi nào ghi âm cuộc gọi trái phép bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Tại điểm c khoản 1 Điều 159 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về hành vi nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật như sau:
"Điều 159. Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào;
b) Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông;
c) Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;
d) Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật;
đ) Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;
đ) Làm nạn nhân tự sát.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm."
Nếu người nào đã vi phạm về hành vi này và đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm thì sẽ bị xử phạt từ 20 đến 50 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm. Trường hợp có các tình tiết tăng nặng hoặc nghiêm trọng theo khoản 2 Điều trên thì có thể chịu mức phạt tù cao nhất lên tới 3 năm tù.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 22 về xử lý kỷ luật đảng viên? Quy trình xử lý kỷ luật đảng viên thế nào? Những điều Đảng viên không được làm?
- Thủ tục Cấp Chứng nhận trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục từ ngày 25/1/2025 như thế nào?
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?