Công ty đối tác chưa trả hết nợ mà tiến hành giải thể doanh nghiệp thì có đúng luật quy định hay không?
Công ty đối tác chưa trả hết nợ mà tiến hành giải thể doanh nghiệp thì có đúng luật không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp bị giải thể trong trường hợp sau đây:
a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
b) Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.
2. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.
Theo đó, giải thể doanh nghiệp là việc chủ thể doanh nghiệp tiến hành các thủ tục pháp lý về giải thể, nhằm chấm dứt tư cách pháp nhân và các quyền, nghĩa vụ liên quan của doanh nghiệp. Việc giải thể cũng cần những điều kiện nhất định như trên.
Do đó, doanh nghiệp A giải thể có thể là do quyết định của chủ doanh nghiệp A. Nhưng muốn giải thể, công ty A này phải đảm bảo thanh toán hết khoản nợ và nghĩa vụ tài sản thì mới được giải thể vì việc giải thể đã chấm dứt tư cách của công ty, coi như công ty không còn tồn tại, không có tư cách pháp nhân.
Như vậy, việc công ty A giải thể mà không thông báo với công ty của bạn về khoản nợ 20% về dịch vụ gửi xe là trái quy định của pháp luật, hơn nữa, công ty A còn có nghĩa vụ đảm bảo rằng sẽ trả khoản nợ này thì mới được giải thể doanh nghiệp.
Vì thế, theo quy định của pháp luật thì công ty A phải thực hiện trả đầy đủ khoản nợ này cho công ty bạn dù đã giải thể và thành lập công ty mới. Người quản lý của doanh nghiệp A có trách nhiệm liên đới trả khoản nợ này.
Công ty đối tác chưa trả hết nợ mà tiến hành giải thể doanh nghiệp thì có đúng luật quy định hay không?
Công ty đối tác chưa trả hết nợ mà tiến hành giải thể doanh nghiệp thì phải làm thế nào?
Công ty bạn cần thực hiện việc giải quyết tranh chấp này để được nhận lại tiền mà công ty A đã nợ. Theo quy định tại Điều 317 Luật Thương mại 2005 thì có những cách giải quyết như sau:
Hình thức giải quyết tranh chấp
1. Thương lượng giữa các bên.
2. Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải.
3. Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.
Thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Trọng tài, Toà án được tiến hành theo các thủ tục tố tụng của Trọng tài, Toà án do pháp luật quy định.
Thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại trọng tài, Toà án được tiến hành theo các thủ tục tố tụng của trọng tài, Toà án do pháp luật quy định.
Theo đó, đại diện hai công ty cần có thỏa thuận, thương lượng với nhau, nếu qua thương lượng, hòa giải mà công ty A không trả số tiền nợ cho công ty bạn thì công ty bạn cần khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền yêu cầu công ty A tiến hành trả tiền.
Các khoản nợ sau khi giải thể doanh nghiệp ưu tiên ra sao?
Căn cứ khoản 5 Điều 208 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp
...
5. Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
b) Nợ thuế;
c) Các khoản nợ khác;
6. Sau khi đã thanh toán chi phí giải thể doanh nghiệp và các khoản nợ, phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần;
7. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp;
8. Sau thời hạn 180 ngày kể từ ngày nhận được nghị quyết, quyết định giải thể theo quy định tại khoản 3 Điều này mà không nhận được ý kiến về việc giải thể từ doanh nghiệp hoặc phản đối của bên có liên quan bằng văn bản hoặc trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
9. Chính phủ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp.
Theo đó việc ưu tiên sẽ thực hiện theo quy định trên gửi đến bạn đọc tham khảo thêm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?