Công ty cổ phần đã hoàn thành các nghĩa vụ về thuế thì lợi nhuận còn lại chia cho cổ đông phải là bao nhiêu %?
- Công ty cổ phần đã hoàn thành các nghĩa vụ về thuế thì lợi nhuận còn lại chia cho cổ đông phải là bao nhiêu %?
- Ai có quyền quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần trong công ty cổ phần?
- Mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại là vấn đề được thảo luận tại cuộc họp của công ty cổ phần nào?
Công ty cổ phần đã hoàn thành các nghĩa vụ về thuế thì lợi nhuận còn lại chia cho cổ đông phải là bao nhiêu %?
Công ty cổ phần đã hoàn thành các nghĩa vụ về thuế thì lợi nhuận còn lại chia cho cổ đông phải là bao nhiêu %, thì theo Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
Quyền của cổ đông phổ thông
1. Cổ đông phổ thông có quyền sau đây:
...
b) Nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;
...
Và Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
Trả cổ tức
1. Cổ tức trả cho cổ phần ưu đãi được thực hiện theo điều kiện áp dụng riêng cho mỗi loại cổ phần ưu đãi.
2. Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức của cổ phần phổ thông khi có đủ các điều kiện sau đây:
...
3. Cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt, bằng cổ phần của công ty hoặc bằng tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty. Nếu chi trả bằng tiền mặt thì phải được thực hiện bằng Đồng Việt Nam và theo các phương thức thanh toán theo quy định của pháp luật.
4. Cổ tức phải được thanh toán đầy đủ trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày kết thúc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên. Hội đồng quản trị lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức cổ tức được trả đối với từng cổ phần, thời hạn và hình thức trả chậm nhất là 30 ngày trước mỗi lần trả cổ tức. Thông báo về trả cổ tức được gửi bằng phương thức để bảo đảm đến cổ đông theo địa chỉ đăng ký trong sổ đăng ký cổ đông chậm nhất là 15 ngày trước khi thực hiện trả cổ tức. Thông báo phải bao gồm các nội dung sau đây:
...
5. Trường hợp cổ đông chuyển nhượng cổ phần của mình trong thời gian giữa thời điểm kết thúc lập danh sách cổ đông và thời điểm trả cổ tức thì người chuyển nhượng là người nhận cổ tức từ công ty.
6. Trường hợp chi trả cổ tức bằng cổ phần, công ty không phải làm thủ tục chào bán cổ phần theo quy định tại các điều 123, 124 và 125 của Luật này. Công ty phải đăng ký tăng vốn điều lệ tương ứng với tổng mệnh giá các cổ phần dùng để chi trả cổ tức trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán cổ tức.
Trong quy định hiện hành thì không quy định tỷ lệ % chia cổ tức nhất định mà việc này là theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông và việc chi trả thực hiện theo quy định tại Điều 135 nêu trên.
Công ty cổ phần (Hình từ Internet)
Ai có quyền quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần trong công ty cổ phần?
Theo Điều 138 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của Đại hội đồng cổ đông
1. Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần.
2. Đại hội đồng cổ đông có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Thông qua định hướng phát triển của công ty;
b) Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần;
c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên;
d) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác;
đ) Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
e) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
...
Theo đó, Đại hội đồng cổ đông của công ty cổ phần có quyền quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần.
Mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại là vấn đề được thảo luận tại cuộc họp của công ty cổ phần nào?
Mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại là vấn đề được thảo luận tại cuộc họp nào của công ty cổ phần, thì theo Điều 139 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông
1. Đại hội đồng cổ đông họp thường niên mỗi năm một lần. Ngoài cuộc họp thường niên, Đại hội đồng cổ đông có thể họp bất thường. Địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông được xác định là nơi chủ tọa tham dự họp và phải ở trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Đại hội đồng cổ đông phải họp thường niên trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác, Hội đồng quản trị quyết định gia hạn họp Đại hội đồng cổ đông thường niên trong trường hợp cần thiết, nhưng không quá 06 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
3. Đại hội đồng cổ đông thường niên thảo luận và thông qua các vấn đề sau đây:
a) Kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;
b) Báo cáo tài chính hằng năm;
c) Báo cáo của Hội đồng quản trị về quản trị và kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị và từng thành viên Hội đồng quản trị;
d) Báo cáo của Ban kiểm soát về kết quả kinh doanh của công ty, kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
đ) Báo cáo tự đánh giá kết quả hoạt động của Ban kiểm soát và Kiểm soát viên;
e) Mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại;
g) Vấn đề khác thuộc thẩm quyền.
Theo đó, mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại là vấn đề được thảo luận tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên của công ty cổ phần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết bài văn về Hải Thượng Lãn Ông lớp 4? Mẫu tham khảo viết bài văn về Hải Thượng Lãn Ông lớp 4 trong 2-3 câu?
- Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng mà trước đó thỏa thuận là 60 ngày báo trước thì có đúng luật không?
- Đất công trình cấp nước thoát nước là đất gì? Đất công trình cấp nước thoát nước sử dụng không nhằm mục đích kinh doanh có thu tiền sử dụng đất không?
- Chương trình Đại hội chi bộ có cấp ủy 25 27? Tải về Mẫu Chương trình Đại hội chi bộ có cấp ủy chi tiết, mới nhất?
- Ngày 3 2 được coi là ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi nào? Ý nghĩa lịch sử sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam?