Công trình quốc phòng thuộc nhóm đặc biệt gồm công trình nào? Quản lý công trình quốc phòng thuộc nhóm đặc biệt là trách nhiệm của ai?
Công trình quốc phòng thuộc nhóm đặc biệt bao gồm công trình nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự 2023 có quy định về công trình quốc phòng thuộc nhóm đặc biệt như sau:
Phân nhóm công trình quốc phòng và khu quân sự
1. Theo tính chất quan trọng và yêu cầu quản lý, bảo vệ, công trình quốc phòng và khu quân sự phân thành Nhóm đặc biệt, Nhóm I, Nhóm II và Nhóm III.
2. Nhóm đặc biệt gồm các công trình quốc phòng, khu quân sự đặc biệt quan trọng phải áp dụng biện pháp quản lý, bảo vệ đặc biệt nghiêm ngặt để bảo đảm bí mật, an toàn tuyệt đối:
a) Công trình quốc phòng, khu quân sự phục vụ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và cơ quan, đơn vị cấp chiến lược của Bộ Quốc phòng; công trình quốc phòng, khu quân sự có vai trò quyết định trong bảo vệ lực lượng, phương tiện tác chiến phòng thủ bảo vệ Tổ quốc;
b) Công trình, cơ sở nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất đặc biệt về vũ khí, trang bị;
c) Công trình khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
3. Nhóm I gồm các công trình quốc phòng, khu quân sự rất quan trọng có yêu cầu quản lý, bảo vệ rất nghiêm ngặt, bảo đảm bí mật, an toàn:
a) Công trình quốc phòng, khu quân sự loại A phục vụ nhiệm vụ tác chiến phòng thủ biên giới, vùng trời, vùng biển, hải đảo; nhiệm vụ quân sự, quốc phòng của cấp chiến dịch; công trình sơ tán thời chiến của Ban, Bộ, ngành trung ương;
b) Khu quân sự loại B gồm các trung tâm huấn luyện quân sự quốc gia, trường bắn cấp quân khu và tương đương; trường bắn khu vực, trường bắn biển; các công trình trường bắn, thao trường huấn luyện được xây dựng trong khu quân sự quy định tại điểm này;
c) Khu quân sự loại C gồm các kho đạn dược, vũ khí, trang bị kỹ thuật, vật chất hậu cần; nhà máy, xí nghiệp sản xuất, sửa chữa vũ khí, đạn dược; khu vực thử nghiệm, xử lý, tiêu hủy vũ khí, đạn dược cấp chiến lược; công trình quốc phòng phục vụ cất trữ, sửa chữa, tiêu hủy vũ khí, đạn dược, trang bị, nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất các sản phẩm quốc phòng được xây dựng trong khu quân sự quy định tại điểm này;
d) Khu quân sự loại D gồm trụ sở làm việc cơ quan Bộ Quốc phòng; công trình quốc phòng phục vụ sinh hoạt, học tập, làm việc thường xuyên được xây dựng trong khu quân sự quy định tại điểm này.
...
Như vậy, công trình quốc phòng thuộc nhóm đặc biệt bao gồm các công trình quốc phòng, khu quân sự đặc biệt quan trọng phải áp dụng biện pháp quản lý, bảo vệ đặc biệt nghiêm ngặt để bảo đảm bí mật, an toàn tuyệt đối:
- Công trình quốc phòng, khu quân sự phục vụ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và cơ quan, đơn vị cấp chiến lược của Bộ Quốc phòng; công trình quốc phòng, khu quân sự có vai trò quyết định trong bảo vệ lực lượng, phương tiện tác chiến phòng thủ bảo vệ Tổ quốc;
- Công trình, cơ sở nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất đặc biệt về vũ khí, trang bị;
- Công trình khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Công trình quốc phòng thuộc nhóm đặc biệt gồm công trình nào? Quản lý công trình quốc phòng thuộc nhóm đặc biệt là trách nhiệm của ai? (Hình từ Internet)
Quản lý công trình quốc phòng thuộc nhóm đặc biệt là trách nhiệm của ai?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự 2023 có quy định như sau:
Trách nhiệm quản lý công trình quốc phòng và khu quân sự
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giao đơn vị trong biên chế đảm nhiệm chuyên trách quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng, khu quân sự Nhóm đặc biệt và công trình quốc phòng Nhóm I thuộc loại A không niêm cất, lấp phủ.
2. Cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng trực tiếp sử dụng hoặc được giao có trách nhiệm quản lý công trình quốc phòng, khu quân sự Nhóm I, Nhóm II và Nhóm III, trừ công trình quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, các Ban, Bộ, ngành trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có công trình sơ tán thời chiến của Ban, Bộ, ngành mình tổ chức thực hiện nội dung quản lý quy định tại Điều 9 của Luật này.
4. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, Ủy ban nhân dân các cấp phối hợp với Bộ Quốc phòng, Ban, Bộ, ngành trung ương, các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn thực hiện nội dung quản lý quy định tại Điều 9 của Luật này đối với công trình quốc phòng và khu quân sự tại địa phương.
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm giao đơn vị trong biên chế đảm nhiệm chuyên trách quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng thuộc Nhóm đặc biệt và công trình quốc phòng Nhóm I thuộc loại A không niêm cất, lấp phủ.
04 nguyên tắc quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự có nội dung thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự 2023 có quy định như sau:
Theo đó, 04 nguyên tắc quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự có nội dung bao gồm:
(1) Tuân thủ Hiến pháp 2013 và pháp luật; phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế có liên quan; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
(2) Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, là trách nhiệm của toàn dân, của cả hệ thống chính trị, trong đó Quân đội nhân dân làm nòng cốt.
(3) Kết hợp quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự với phát triển kinh tế - xã hội, gắn phát triển kinh tế - xã hội với quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
(4) Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự phải thống nhất theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt; bảo đảm bí mật, an toàn, đúng mục đích, công năng sử dụng, phù hợp với từng loại, nhóm công trình quốc phòng và khu quân sự.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổ phần chưa bán là gì? Quyết định bán cổ phần chưa bán đối với công ty cổ phần thuộc thẩm quyền của ai?
- Các huyện, xã thuộc diện sáp nhập trong giai đoạn 2026 - 2030 theo Nghị quyết 35 về sắp xếp đơn vị hành chính?
- Tóm tắt truyện Cóc kiện Trời ngắn gọn? Viết đoạn văn ngắn kể lại câu chuyện Cóc kiện Trời lớp 3? Cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân?
- Nghị quyết 18 về tinh giản biên chế: Có cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả đội ngũ CBCCVC hay không?
- Tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết 18: Nhiệm vụ và giải pháp cụ thể đối với chính quyền địa phương?