Công trình dầu khí trên biển phân loại chất thải không nguy hại, chất thải nguy hại gồm bao nhiêu nhóm?
- Công trình dầu khí trên biển phân loại chất thải không nguy hại gồm bao nhiêu nhóm?
- Phân loại, thu gom và lưu giữ chất thải nguy hại trên công trình dầu khí trên biển như thế nào?
- Quản lý mùn khoan và dung dịch khoan phát sinh trong hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí trên biển như thế nào?
- Nước khai thác thải phát sinh từ các công trình dầu khí trên biển phải được thu gom, xử lý như thế nào?
Công trình dầu khí trên biển phân loại chất thải không nguy hại gồm bao nhiêu nhóm?
Phân loại chất thải không nguy hại trên công trình dầu khí trên biển theo khoản 1 Điều 44 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định như sau:
Quản lý chất thải đối với hoạt động dầu khí trên biển
1. Phân loại, thu gom, lưu giữ và quản lý chất thải không nguy hại trên công trình dầu khí trên biển:
a) Chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường được thu gom và phân loại thành 03 nhóm, bao gồm: nhóm chất thải thực phẩm, nhóm phế liệu để thu hồi, tái chế và nhóm chất thải thông thường còn lại;
b) Nhóm chất thải thực phẩm được thải xuống biển sau khi nghiền đến kích thước nhỏ hơn 25 mm;
c) Chất thải thông thường là gỗ, giấy, bìa được đốt bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật về phòng cháy và chữa cháy. Tro sau khi đốt được thải xuống biển;
d) Nhóm phế liệu để thu hồi, tái chế và nhóm chất thải thông thường còn lại phải thu gom và vận chuyển vào bờ.
...
Theo đó, công trình dầu khí trên biển phân loại chất thải không nguy hại gồm 3 nhóm gồm:
- Nhóm chất thải thực phẩm;
- Nhóm phế liệu để thu hồi, tái chế;
- Nhóm chất thải thông thường còn lại.
Phân loại, thu gom và lưu giữ chất thải nguy hại trên công trình dầu khí trên biển như thế nào?
Phân loại, thu gom và lưu giữ chất thải nguy hại trên công trình dầu khí trên biển theo khoản 2 Điều 44 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định như sau:
- Chất thải nguy hại phải phân loại theo tính chất nguy hại;
- Các loại chất thải nguy hại có cùng tính chất nguy hại, cùng biện pháp xử lý và không phản ứng với nhau được lưu giữ chung trong cùng một thiết bị, dụng cụ kín;
- Thiết bị, dụng cụ chứa chất thải nguy hại phải có nhãn rõ ràng để nhận biết loại chất thải được thu gom.
Công trình dầu khí trên biển (Hình từ Internet)
Quản lý mùn khoan và dung dịch khoan phát sinh trong hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí trên biển như thế nào?
Quản lý mùn khoan và dung dịch khoan phát sinh trong hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí trên biển tại khoản 3 Điều 44 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định như sau:
- Mùn khoan và dung dịch khoan nền nước phát sinh trong hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí được thải xuống vùng biển cách bờ (đất liền), ranh giới khu vực nuôi trồng thủy sản, khu bảo vệ thủy sinh và khu vui chơi giải trí dưới nước lớn hơn 03 hải lý;
- Mùn khoan nền không nước phát sinh trong hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí chỉ được thải xuống biển khi hàm lượng dung dịch nền không nước bám dính trong mùn khoan thải không vượt giá trị cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dung dịch khoan và mùn khoan thải từ các công trình dầu khí trên biển và vị trí thải cách bờ (đất liền), ranh giới khu vực nuôi trồng thủy sản, khu bảo vệ thủy sinh, khu vui chơi giải trí dưới nước lớn hơn 12 hải lý;
Dung dịch khoan nền không nước sau khi sử dụng đối với hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí phải vận chuyển về bờ để tái sử dụng cho các chiến dịch khoan khác hoặc chuyển giao cho cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại để xử lý;
- Việc sử dụng dung dịch khoan nền không nước được thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Nước khai thác thải phát sinh từ các công trình dầu khí trên biển phải được thu gom, xử lý như thế nào?
Theo khoản 4 Điều 44 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định như sau:
Quản lý chất thải đối với hoạt động dầu khí trên biển
...
4. Nước khai thác thải phát sinh từ các công trình dầu khí trên biển phải được thu gom, xử lý theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật môi trường về nước khai thác thải từ các công trình dầu khí trên biển.
5. Nước rửa sàn, thiết bị công nghệ và khoang chứa dầu bị nhiễm dầu được quản lý như sau:
a) Thu gom, xử lý theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật môi trường về nước thải công nghiệp trước khi xả thải tại vị trí cách bờ nhỏ hơn 03 hải lý;
b) Thu gom, xử lý theo quy định tại Phụ lục I của Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra (sau đây gọi tắt là Công ước Marpol) (hàm lượng dầu tối đa không vượt quá 15 mg/l) trước khi xả thải tại vị trí cách bờ từ 03 hải lý trở lên.
6. Nước thải sinh hoạt được quản lý như sau:
a) Thu gom, xử lý theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật môi trường về nước thải sinh hoạt trước khi xả thải tại vị trí cách bờ nhỏ hơn 03 hải lý;
b) Thu gom, xử lý theo quy định của tại Phụ lục IV của Công ước Marpol trước khi xả thải tại vị trí cách bờ từ 03 đến 12 hải lý;
c) Thu gom và thải bỏ xuống biển tại vị trí cách bờ lớn hơn 12 hải lý.
Như vậy, nước khai thác thải phát sinh từ các công trình dầu khí trên biển phải được thu gom, xử lý theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật môi trường về nước khai thác thải từ các công trình dầu khí trên biển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?