Công trình dầu khí là gì? Ai có thẩm quyền giám sát công tác thiết kế, xây dựng công trình dầu khí?
Công trình dầu khí là gì?
Công trình dầu khí được giải thích theo khoản 3 Điều 3 Luật Dầu khí 2022 như sau:
7. Công trình dầu khí bao gồm giàn khoan, giàn khai thác, giàn phụ trợ, kho chứa, kho chứa nổi, hệ thống đường ống, phao neo, giếng và tổ hợp các phương tiện, máy móc, thiết bị có liên quan, các kết cấu công trình được chế tạo, xây dựng, chôn ngầm và lắp đặt cố định hoặc tạm thời để phục vụ cho hoạt động dầu khí.
Theo quy định công trình dầu khí bao gồm giàn khoan, giàn khai thác, giàn phụ trợ, kho chứa, kho chứa nổi, hệ thống đường ống, phao neo, giếng và tổ hợp các phương tiện, máy móc, thiết bị có liên quan, các kết cấu công trình được chế tạo, xây dựng, chôn ngầm và lắp đặt cố định hoặc tạm thời để phục vụ cho hoạt động dầu khí.
Ai có thẩm quyền giám sát công tác thiết kế, xây dựng công trình dầu khí?
Thẩm quyền giám sát công tác thiết kế, xây dựng công trình dầu khí theo quy định của hợp đồng dầu khí được quy định theo khoản 5 Điều 61 Luật Dầu khí 2022 như sau:
Quyền của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
1. Ký kết thỏa thuận với tổ chức ngoài cơ quan, doanh nghiệp nhà nước chủ trì thực hiện đề án điều tra cơ bản dầu khí; quản lý, giám sát thực hiện thỏa thuận liên quan đến khai thác thông tin, dữ liệu và kết quả điều tra cơ bản về dầu khí theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Ký kết hợp đồng dầu khí với các tổ chức, cá nhân để tiến hành hoạt động dầu khí theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Quản lý, giám sát thực hiện hợp đồng dầu khí; phê duyệt chương trình hoạt động và ngân sách hoạt động hằng năm; kiểm toán chi phí thực hiện hoạt động dầu khí theo quy định của hợp đồng dầu khí; phê duyệt quyết toán chi phí theo hợp đồng dầu khí.
4. Phê duyệt các chương trình tìm kiếm thăm dò dầu khí, tìm kiếm thăm dò dầu khí điều chỉnh, thăm dò dầu khí bổ sung theo quy định tại Điều 44 của Luật này.
5. Phê duyệt điều chỉnh kế hoạch đại cương phát triển mỏ, kế hoạch khai thác sớm mỏ dầu khí, kế hoạch phát triển mỏ dầu khí, kế hoạch thu dọn công trình dầu khí quy định tại khoản 5 Điều 46, khoản 5 Điều 47, khoản 5 Điều 48 và khoản 6 Điều 50 của Luật này; phê duyệt phương án thu dọn quy định tại khoản 7 Điều 50 của Luật này.
6. Giám sát công tác thiết kế, xây dựng công trình dầu khí theo quy định của hợp đồng dầu khí.
7. Tổ chức bán phần sản phẩm của nước chủ nhà cùng với phần sản phẩm của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với tư cách là bên nhà thầu khai thác được theo hợp đồng dầu khí, được phép bán chung sản phẩm này với các nhà thầu khác trong hợp đồng dầu khí theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 58 của Luật này.
8. Quản lý, điều hành hoạt động dầu khí; khai thác tận thu và đầu tư bổ sung để khai thác tài nguyên đối với mỏ, cụm mỏ, lô dầu khí khai thác tận thu và theo dõi, sử dụng tài sản liên quan đến việc tiếp nhận quyền lợi tham gia của nhà thầu, tiếp nhận mỏ, cụm mỏ, lô dầu khí.
Theo quy định nêu trên thì Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có thẩm quyền giám sát công tác thiết kế, xây dựng công trình dầu khí theo quy định của hợp đồng dầu khí.
Công trình dầu khí là gì? Ai có thẩm quyền giám sát công tác thiết kế, xây dựng công trình dầu khí? (Hình từ Internet)
Nội dung chính của hợp đồng dầu khí gồm những gì?
Hợp đồng dầu khí phải có các nội dung được quy định tại Điều 30 Luật Dầu khí 2022 như sau:
Nội dung chính của hợp đồng dầu khí
1. Nội dung chính của hợp đồng chia sản phẩm dầu khí bao gồm:
a) Tư cách pháp lý, quyền lợi tham gia của nhà thầu ký kết hợp đồng;
b) Đối tượng của hợp đồng;
c) Giới hạn diện tích và tiến độ hoàn trả diện tích hợp đồng;
d) Hiệu lực của hợp đồng, thời hạn hợp đồng, các giai đoạn của hợp đồng, điều kiện gia hạn các giai đoạn và việc điều chỉnh, gia hạn thời hạn hợp đồng;
đ) Quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng, người điều hành;
e) Cam kết công việc tối thiểu và cam kết tài chính tối thiểu theo giai đoạn của hợp đồng;
g) Nguyên tắc chia sản phẩm dầu khí và xác định chi phí thu hồi;
h) Nguyên tắc lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ dầu khí, hàng hóa phục vụ hoạt động dầu khí;
i) Quyền của nước chủ nhà đối với tài sản, công trình dầu khí sau khi thu hồi chi phí và sau khi chấm dứt hợp đồng;
k) Điều kiện chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng;
l) Quyền của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được tham gia vào hợp đồng khi có phát hiện thương mại và được ưu tiên mua trước quyền lợi tham gia, quyền và nghĩa vụ mà nhà thầu chuyển nhượng trong hợp đồng khi có chuyển nhượng;
m) Cam kết về hoa hồng, đào tạo, quỹ nghiên cứu khoa học và ưu tiên sử dụng lao động, dịch vụ Việt Nam;
n) Trách nhiệm bảo vệ môi trường và bảo đảm an toàn trong khi tiến hành hoạt động dầu khí; nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí;
o) Điều kiện chấm dứt hợp đồng, xử lý các vi phạm;
p) Phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng và luật áp dụng.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định nội dung chính của loại hợp đồng dầu khí khác phù hợp với đặc thù của mỏ, cụm mỏ, lô dầu khí.
3. Chính phủ ban hành hợp đồng mẫu của hợp đồng chia sản phẩm dầu khí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?