Công tác ứng cử hiệp y nhân sự phải được thực hiện trước hay sau khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ cấp tỉnh?
- Công tác ứng cử hiệp y nhân sự phải được thực hiện trước hay sau khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ cấp tỉnh?
- Việc xem xét quyết định hiệp y nhân sự đối với cán bộ cấp tỉnh thuộc thẩm quyền của cơ quan nào?
- Quy trình thực hiện hiệp y nhân sự đối với cán bộ cấp tỉnh được thực hiện như thế nào?
Công tác ứng cử hiệp y nhân sự phải được thực hiện trước hay sau khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ cấp tỉnh?
Căn cứ Điều 23 Quy định 80/QĐ-TW năm 2022 quy định về giới thiệu ứng cử các chức danh lãnh đạo, quản lý ở địa phương như sau:
Về hiệp y khi bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử các chức danh lãnh đạo, quản lý ở địa phương
1. Các cơ quan, đơn vị được tổ chức theo ngành dọc (từ Trung ương đến địa phương) thực hiện công tác hiệp y nhân sự với cấp uỷ địa phương trước khi bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý của tổ chức đó tại địa phương.
2. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức không tổ chức theo ngành dọc thì không thực hiện công tác hiệp y nhân sự đối với các chức danh (không quản lý trực tiếp) thuộc thẩm quyền quản lý của cấp uỷ địa phương theo quy định của Bộ Chính trị, trừ trường hợp khác có quy định riêng của Bộ Chính trị.
Theo quy định, các cơ quan, đơn vị được tổ chức theo ngành dọc (từ Trung ương đến địa phương) thực hiện công tác hiệp y nhân sự với cấp uỷ địa phương trước khi bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý của tổ chức đó tại địa phương.
Như vậy, đối với cán bộ cấp tỉnh việc thực hiện công tác hiệp y nhân sự phải được thực hiện trước khi bổ nhiệm chức danh lãnh đạo.
Công tác ứng cứ hiệp y nhân sự phải được thực hiện trước hay sau khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ cấp tỉnh? (Hình từ Internet)
Việc xem xét quyết định hiệp y nhân sự đối với cán bộ cấp tỉnh thuộc thẩm quyền của cơ quan nào?
Căn cứ Điều 4 Quy định 12-QĐ/UBKTTW năm 2019 quy định về thẩm quyền xem xét, quyết định việc hiệp y nhân sự đối với cán bộ cấp tỉnh như sau:
Thẩm quyền
1. Thường trực Ủy ban xem xét, quyết định việc thẩm định, hiệp y về nhân sự cấp ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn trực thuộc Trung ương; quy hoạch, bố trí, luân chuyển, bổ nhiệm và khen thưởng đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý và các trường hợp khác khi có yêu cầu; thăng hàm cấp tướng trong lực lượng vũ trang và khen thưởng bậc cao; định kỳ báo cáo Ủy ban về kết quả thẩm định, hiệp y theo quy định.
2. Thường trực Ủy ban ủy quyền cho các đồng chí Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Thường trực, Phó Chủ nhiệm phụ trách công tác tổ chức-cán bộ và Phó Chủ nhiệm phụ trách vụ địa bàn, lĩnh vực xem xét, quyết định việc thẩm định, hiệp y nhân sự và khen thưởng bậc cao đối với Ủy ban kiểm tra các cấp ủy trực thuộc Trung ương.
Theo đó, Thường trực Ủy ban sẽ là cơ quan xem xét việc thực hiện hiệp y nhận sự đối với cán bộ cấp tỉnh.
Quy trình thực hiện hiệp y nhân sự đối với cán bộ cấp tỉnh được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 10 Quy định 12-QĐ/UBKTTW năm 2019 quy định về quy trình hiệp y nhân sự đối với cán bộ cấp tỉnh như sau:
Quy trình thẩm định, hiệp y
* Bước 1: Xử lý hồ sơ ban đầu
1. Khi nhận được văn bản kèm hồ sơ của cơ quan đề nghị hiệp y, Phó Chủ nhiệm Thường trực chỉ đạo Văn phòng Cơ quan chuyển văn bản kèm hồ sơ đến Phó Chủ nhiệm Ủy ban phụ trách vụ địa bàn, lĩnh vực liên quan để chỉ đạo việc thẩm định.
2. Văn phòng Cơ quan sao gửi văn bản, hồ sơ của cơ quan đề nghị hiệp y đến Chủ nhiệm và Vụ Tổng hợp hoặc Vụ Tổ chức - Cán bộ.
* Bước 2: Vụ địa bàn, lĩnh vực thẩm định
1. Vụ trưởng chỉ đạo, phân công cán bộ thẩm định.
2. Cán bộ được phân công thẩm định: nghiên cứu hồ sơ, thu thập tài liệu, nắm tình hình; làm việc với các tổ chức, cá nhân liên quan (nếu thấy cần thiết); dự thảo báo cáo thẩm định, trình vụ trưởng.
Trường hợp cần phải làm việc với tổ chức, cá nhân là đối tượng đang được thẩm định phải được sự đồng ý của Vụ trưởng hoặc Thành viên Ủy ban phụ trách.
3. Vụ trưởng xem xét, ký báo cáo thẩm định, báo cáo và tiếp thu ý kiến của Thành viên Ủy ban phụ trách địa bàn, lĩnh vực; trình Phó Chủ nhiệm Ủy ban phụ trách vụ cho ý kiến trực tiếp vào báo cáo của vụ trước khi chuyển đến Vụ Tổng hợp hoặc Vụ Tổ chức - Cán bộ.
Báo cáo thẩm định nhân sự, phải thể hiện rõ chính kiến đồng ý, tạm dừng hoặc không đồng ý với đề nghị của cơ quan xin ý kiến, nêu rõ lý do.
* Bước 3: Thường trực Ủy ban cho ý kiến
1. Đối với việc hiệp y nhân sự cấp ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn trực thuộc Trung ương; bố trí, luân chuyển, bổ nhiệm và khen thưởng đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, các trường hợp khác khỉ có yêu cầu; thăng hàm cấp tướng trong lực lượng vũ trang và phong tặng danh hiệu thi đua bậc cao.
a) Khi có đầy đủ hồ sơ từ vụ địa bàn, lĩnh vực; Vụ Tổng hợp xây dựng báo cáo tổng hợp, xin ý kiến Thường trực Ủy ban.
Hồ sơ gửi kèm theo văn bản xin ý kiến gồm có: Báo cáo thẩm định của vụ địa bàn, lĩnh vực; công văn của cơ quan đề nghị hiệp y; tờ trình của cơ quan đề nghị về nhân sự hoặc báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng (nếu có).
b) Từng đồng chí Thường trực Ủy ban nghiên cứu và cho ý kiến trực tiếp vào văn bản, trong đó nêu rõ: Đồng ý hoặc không đồng ý với báo cáo của vụ địa bàn, lĩnh vực và của Phó Chủ nhiệm Ủy ban phụ trách, lí do (nếu có), ý kiến khác (nếu có).
c) Đến thời hạn và khi nhận được tối thiểu 2/3 ý kiến của tổng số các đồng chí Thường trực Ủy ban, Vụ Tổng hợp làm văn bản tổng hợp, dự thảo công văn phúc đáp (nội dung căn cứ vào ý kiến của đa số các đồng chí Thường trực Ủy ban) kèm theo hồ sơ để báo cáo xin ý kiến Chủ nhiệm Ủy ban.
d) Khi có chỉ đạo của các đồng chí Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Thường trực hoặc khi đã quá thời hạn mà vẫn không nhận đủ văn bản trả lời của tối thiểu 2/3 đồng chí Thường trực Ủy ban, Vụ Tổng hợp điện thoại xin ý kiến các đồng chí Thường trực Ủy ban còn lại.
Việc xin ý kiến phải ghi rõ: Ngày, giờ xin ý kiến; nội dung ý kiến; báo cáo Chủ nhiệm Ủy ban những trường hợp xin ý kiến qua điện thoại. Sau khi đã cho ý kiến, đồng chí Thường trực Ủy ban phải gửi lại văn bản cho ý kiến về Vụ Tổng hợp để lưu hồ sơ.
đ) Khi có ý kiến khác nhau mà không có ý kiến nào chiếm quá 1/2 tổng số đồng chí Thường trực Ủy ban, Vụ Tổng hợp làm văn bản báo cáo xin ý kiến và thực hiện theo chỉ đạo của Chủ nhiệm Ủy ban.
e) Trường hợp có ý kiến của đồng chí Thường trực Ủy ban đề nghị thẩm định thêm các nội dung cần thiết, Vụ Tổng hợp kịp thời thông báo để vụ địa bàn, lĩnh vực thực hiện; đồng thời, vẫn làm văn bản tổng hợp, báo cáo xin ý kiến Chủ nhiệm Ủy ban.
...
* Bước 4: Ban hành văn bản hiệp y
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ nhiệm Ủy ban, Vụ Tổng hợp hoặc Vụ Tổ chức - Cán bộ hoàn chỉnh văn bản phúc đáp, trình ký, ban hành theo quy định.
Đối với các trường hợp phải đưa ra bàn tập thể, đề nghị tạm dừng, chưa trình cấp có thẩm quyền hoặc trường hợp đặc biệt thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Chủ nhiệm Ủy ban.
Theo đó, quy trình hiệp y nhân sự đối với cán bộ cấp tỉnh gồm 04 bước thực hiện như sau:
Đầu tiên cần xử lý hồ sơ ban đầu: Khi nhận được văn bản kèm hồ sơ của cơ quan đề nghị hiệp y, Phó Chủ nhiệm Thường trực chỉ đạo Văn phòng Cơ quan chuyển văn bản kèm hồ sơ đến Phó Chủ nhiệm Ủy ban phụ trách vụ địa bàn, lĩnh vực liên quan để chỉ đạo việc thẩm định. Văn phòng Cơ quan sao gửi văn bản, hồ sơ của cơ quan đề nghị hiệp y đến Chủ nhiệm và Vụ Tổng hợp hoặc Vụ Tổ chức - Cán bộ.
Bước tiếp thứ hai: Vụ trưởng chỉ đạo, phân công cán bộ thẩm định. Cán bộ được phân công thẩm định: nghiên cứu hồ sơ, thu thập tài liệu, nắm tình hình; làm việc với các tổ chức, cá nhân liên quan (nếu thấy cần thiết); dự thảo báo cáo thẩm định, trình vụ trưởng.
Trường hợp cần phải làm việc với tổ chức, cá nhân là đối tượng đang được thẩm định phải được sự đồng ý của Vụ trưởng hoặc Thành viên Ủy ban phụ trách.
Vụ trưởng xem xét, ký báo cáo thẩm định, báo cáo và tiếp thu ý kiến của Thành viên Ủy ban phụ trách địa bàn, lĩnh vực; trình Phó Chủ nhiệm Ủy ban phụ trách vụ cho ý kiến trực tiếp vào báo cáo của vụ trước khi chuyển đến Vụ Tổng hợp hoặc Vụ Tổ chức - Cán bộ.
Báo cáo thẩm định nhân sự, phải thể hiện rõ chính kiến đồng ý, tạm dừng hoặc không đồng ý với đề nghị của cơ quan xin ý kiến, nêu rõ lý do.
Bước thứ ba: Thường trực Ủy ban cho ý kiến về viêc thực hiện hiệp y nhân sự đối với cán bộ cấp tỉnh.
Bước cuối cùng: hực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ nhiệm Ủy ban, Vụ Tổng hợp hoặc Vụ Tổ chức - Cán bộ hoàn chỉnh văn bản phúc đáp, trình ký, ban hành văn bả hiệp y theo quy định.
Đối với các trường hợp phải đưa ra bàn tập thể, đề nghị tạm dừng, chưa trình cấp có thẩm quyền hoặc trường hợp đặc biệt thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Chủ nhiệm Ủy ban.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lùi xe trên đường 1 chiều phạt bao nhiêu? Lỗi lùi xe trên đường 1 chiều ô tô, xe máy theo Nghị định 168?
- Dự toán chi phí sửa chữa công trình xây dựng bao gồm những gì? Công việc sửa chữa công trình phải được bảo hành trong bao lâu?
- Toàn văn Nghị quyết 15/NQ-CP về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy?
- Mừng thọ 100 tuổi gọi là gì? Lời chúc mừng thọ 100 tuổi? Thời gian tổ chức mừng thọ 100 tuổi theo Thông tư 06?
- Giảm biên chế sau sáp nhập, hợp nhất? Thời điểm thực hiện chính sách giảm biên chế sau sáp nhập, hợp nhất?