Công tác phòng chống bạo lực gia đình tại địa phương phải được UBND báo cáo hằng năm cho HĐND đúng không?
- UBND phải báo cáo hằng năm cho HĐND cùng cấp về công tác phòng chống bạo lực gia đình tại địa phương đúng không?
- Công tác phòng, chống bạo lực gia đình phải được Chính phủ báo cáo Quốc hội bao lâu một lần?
- Các Bộ ban ngành có trách nhiệm gì trong việc quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình?
UBND phải báo cáo hằng năm cho HĐND cùng cấp về công tác phòng chống bạo lực gia đình tại địa phương đúng không?
Căn cứ Điều 50 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có quy định như sau:
Trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp
1. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình theo thẩm quyền tại địa phương.
2. Bố trí kinh phí, nhân lực đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn quản lý theo quy định của Luật này.
3. Hằng năm, Ủy ban nhân dân các cấp báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về công tác phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương.
Theo đó, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm báo cáo hằng năm cho Hội đồng nhân dân cùng cấp về công tác phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương.
Công tác phòng chống bạo lực gia đình tại địa phương phải được UBND báo cáo hằng năm cho HĐND đúng không? (Hình từ Ineternet)
Công tác phòng, chống bạo lực gia đình phải được Chính phủ báo cáo Quốc hội bao lâu một lần?
Căn cứ Điều 47 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có quy định như sau:
Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình; định kỳ 02 năm một lần hoặc đột xuất báo cáo Quốc hội về công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình và điều phối liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình; thực hiện công tác thống kê về phòng, chống bạo lực gia đình thuộc trách nhiệm quản lý của mình và gửi kết quả đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
4. Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện công tác thống kê về phòng, chống bạo lực gia đình thuộc trách nhiệm quản lý của mình và gửi kết quả đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Theo đó, cứ định kỳ 02 năm một lần hoặc đột xuất Chính phủ có trách nhiệm báo cáo Quốc hội về công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
Các Bộ ban ngành có trách nhiệm gì trong việc quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình?
Căn cứ Điều 49 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có quy định như sau về trách nhiệm trong việc quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ:
- Bộ Y tế có trách nhiệm sau đây:
+ Ban hành và tổ chức thực hiện quy định về chăm sóc, điều trị đối với người bệnh là người bị bạo lực gia đình tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
+ Hướng dẫn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện thống kê, báo cáo các trường hợp người bệnh là người bị bạo lực gia đình;
+ Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho nhân viên y tế thực hiện tư vấn, chăm sóc, điều trị người bị bạo lực gia đình.
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm sau đây:
+ Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về cơ sở trợ giúp xã hội; hướng dẫn việc tiếp nhận, trợ giúp người bị bạo lực gia đình tại cơ sở trợ giúp xã hội;
+ Chỉ đạo việc lồng ghép nội dung phòng, chống bạo lực gia đình vào chương trình, kế hoạch về bình đẳng giới, bảo vệ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm, giảm nghèo và phòng, chống tệ nạn xã hội;
+ Hướng dẫn cơ sở trợ giúp xã hội thực hiện thống kê, báo cáo các trường hợp người bị bạo lực gia đình được tiếp nhận và trợ giúp tại cơ sở trợ giúp xã hội.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm sau đây:
+ Chỉ đạo lồng ghép kiến thức phòng, chống bạo lực gia đình vào chương trình giáo dục, đào tạo phù hợp với yêu cầu của từng ngành học, cấp học;
+ Hướng dẫn cơ sở giáo dục tiếp nhận, phát hiện, hỗ trợ người học bị bạo lực gia đình.
- Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm sau đây:
+ Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;
+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan phát hiện và ngăn chặn các thông tin, hình ảnh, dữ liệu trên không gian mạng, trên báo chí, trong các trò chơi điện tử và các ấn phẩm xuất bản nhằm kích động bạo lực gia đình.
- Bộ Tư pháp có trách nhiệm sau đây:
+ Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho hòa giải viên, người thực hiện trợ giúp pháp lý về phòng, chống bạo lực gia đình;
+ Hướng dẫn Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện báo cáo thống kê trường hợp người bị bạo lực gia đình được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.
- Bộ Công an có trách nhiệm sau đây:
+ Ban hành văn bản hướng dẫn công tác giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc;
+ Chỉ đạo lồng ghép kiến thức phòng, chống bạo lực gia đình vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng trong các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý;
+ Chủ trì, phối hợp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho lực lượng Công an nhân dân thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình;
+ Hướng dẫn việc thực hiện thống kê về phòng, chống bạo lực gia đình thuộc trách nhiệm quản lý.
- Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng cục Thuế giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện các công việc gì theo quy định của pháp luật?
- Đảng viên ngoại tình có bị khai trừ ra khỏi Đảng không? Đảng viên ly hôn có vi phạm pháp luật không?
- Giáo dục đại học là gì? Giáo dục đại học đào tạo trình độ nào theo quy định pháp luật về giáo dục?
- Hiệu trưởng trường đại học cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào? Hiệu trưởng trường đại học có phải là người cấp bằng đại học?
- Địa chỉ Website Cổng thông tin doanh nghiệp là gì? Báo cáo công bố thông tin được duy trì trên Cổng thông tin doanh nghiệp mấy năm?