Công tác phí đối với các đơn vị, cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng có bao gồm phụ cấp lưu trú không? Nếu có thì mức phụ cấp được quy định như thế nào?
Các đối tượng nào sẽ được hưởng chế độ công tác phí trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 259/2017/TT-BQP quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Chế độ công tác phí
Áp dụng đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ (sau đây gọi chung là quân nhân), công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, công chức quốc phòng đang hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng.
2. Chế độ chi hội nghị
Áp dụng đối với hội nghị quân chính; hội nghị chuyên môn, nghiệp vụ; hội nghị sơ kết, tổng kết; hội nghị tập huấn do các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng tổ chức (Đại hội Đảng các cấp thực hiện theo quy định riêng).
3. Các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan.
Như vậy các đối tượng sẽ được hưởng chế độ công tác phí trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng gồm: sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ (sau đây gọi chung là quân nhân), công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, công chức quốc phòng đang hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng.
Công tác phí (Hình từ Internet)
Công tác phí đối với các đơn vị, cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng có bao gồm phụ cấp lưu trú không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 259/2017/TT-BQP quy định như sau:
Quy định chung về chế độ công tác phí
1. Công tác phí là khoản chi phí để trả cho người đi công tác trong nước, bao gồm: Chi phí đi lại; phụ cấp lưu trú; tiền thuế phòng nghỉ khi nơi đến công tác không thể bố trí được chỗ nghỉ; cước hành lý, tài liệu mang theo để làm việc (nếu có).
...
Theo quy định trên thì công tác phí trong các đơn vị, cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng là khoản chi phí để trả cho người đi công tác trong nước, bao gồm: chi phí đi lại; phụ cấp lưu trú; tiền thuế phòng nghỉ khi nơi đến công tác không thể bố trí được chỗ nghỉ; cước hành lý, tài liệu mang theo để làm việc (nếu có).
Như vậy công tác phí đối với các đơn vị, cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng có bao gồm phụ cấp lưu trú.
Mức phụ cấp lưu trú cho người đi công tác thuộc Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 259/2017/TT-BQP quy định như sau:
Phụ cấp lưu trú
Phụ cấp lưu trú là khoản tiền hỗ trợ thêm cho người đi công tác ngoài tiền lương do cơ quan, đơn vị cử đi công tác chi trả, được tính từ ngày bắt đầu đi công tác đến khi kết thúc đợt công tác trở về cơ quan, đơn vị (bao gồm thời gian đi trên đường, thời gian lưu trú tại nơi đến công tác). Mức phụ cấp lưu trú như sau:
1. Mức 200.000 đồng/ngày: Áp dụng đối với thời gian đi trên đường từ 5 giờ/ngày trở lên hoặc từ 150 km/ngày trở lên đối với khu vực vùng sâu, miền núi đi lại khó khăn và 300 km/ngày trở lên đối với khu vực còn lại.
2. Mức 100.000 đồng/ngày: Áp dụng đối với thời gian lưu trú tại cơ quan, đơn vị nơi đến công tác.
3. Mức 250.000 đồng/ngày: Áp dụng đối với thời gian đi công tác thực tế trên biển của quân nhân, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, công chức quốc phòng đang công tác, làm việc ở đất liền được cử đi công tác trên biển, đảo.
4. Đối với trường hợp đi và về trong ngày nếu không đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thì được áp dụng phụ cấp lưu trú quy định tại khoản 2 Điều này với điều kiện thời gian làm việc tại đơn vị và thời gian đi, về tối thiểu từ 5 giờ trở lên.
5. Đối với quân nhân, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, công chức quốc phòng khi làm nhiệm vụ (huấn luyện, chiến đấu, tuần tra, cứu nạn, vận chuyển và các nhiệm vụ khác) trên tàu chiến đấu các loại, tàu cảnh sát biển, tàu kiểm ngư, tàu tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển, tàu vận tải phục vụ trên biển thì những ngày thực tế đi biển được hưởng chế độ bồi dưỡng đi biển, phụ cấp ngày đi biển và phụ cấp đặc thù đi biển theo quy định (không được hưởng chế độ phụ cấp lưu trú quy định tại khoản 3 Điều này).
Như vậy mức phụ cấp lưu trú cho người đi công tác thuộc Bộ Quốc phòng được quy định như sau:
- Mức 200.000 đồng/ngày: Áp dụng đối với thời gian đi trên đường từ 5 giờ/ngày trở lên hoặc từ 150 km/ngày trở lên đối với khu vực vùng sâu, miền núi đi lại khó khăn và 300 km/ngày trở lên đối với khu vực còn lại.
- Mức 100.000 đồng/ngày: Áp dụng đối với thời gian lưu trú tại cơ quan, đơn vị nơi đến công tác.
- Mức 250.000 đồng/ngày: Áp dụng đối với thời gian đi công tác thực tế trên biển của quân nhân, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, công chức quốc phòng đang công tác, làm việc ở đất liền được cử đi công tác trên biển, đảo.
- Đối với trường hợp đi và về trong ngày nếu không đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thì được áp dụng phụ cấp lưu trú quy định tại khoản 2 Điều này với điều kiện thời gian làm việc tại đơn vị và thời gian đi, về tối thiểu từ 5 giờ trở lên.
- Đối với quân nhân, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, công chức quốc phòng khi làm nhiệm vụ (huấn luyện, chiến đấu, tuần tra, cứu nạn, vận chuyển và các nhiệm vụ khác) trên tàu chiến đấu các loại, tàu cảnh sát biển, tàu kiểm ngư, tàu tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển, tàu vận tải phục vụ trên biển thì những ngày thực tế đi biển được hưởng chế độ bồi dưỡng đi biển, phụ cấp ngày đi biển và phụ cấp đặc thù đi biển theo quy định (không được hưởng chế độ phụ cấp lưu trú quy định tại khoản 3 Điều này).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế sử dụng con dấu công đoàn? Tải về Quy chế sử dụng con dấu Công đoàn cơ sở mới nhất?
- Hướng dẫn hạch toán thuế môn bài theo Thông tư 133 và Thông tư 200? Cách hạch toán thuế môn bài đúng quy định?
- Thực tập sinh có được thưởng Tết không? Người lao động đang thử việc, nghỉ Tết có được hưởng lương không?
- Người dân tộc thiểu số rất ít người được tuyển sinh theo chế độ cử tuyển không? Sinh viên theo chế độ cử tuyển hưởng học bổng chính sách bao nhiêu?
- Dự án dầu khí ở nước ngoài là gì? Để thực hiện hoạt động hình thành dự án dầu khí ở nước ngoài nhà đầu tư được làm những gì?