Công tác lập dự án điều tra đánh giá tài nguyên nước dưới đất gồm những nội dung nào? Nội dung dự án điều tra này phải đáp ứng yêu cầu như thế nào?
Công tác lập dự án điều tra đánh giá tài nguyên nước dưới đất gồm những nội dung nào?
Công tác lập dự án điều tra đánh giá tài nguyên nước dưới đất gồm những nội dung tại Điều 4 Thông tư 13/2014/TT-BTNMT như sau:
Yêu cầu chung về lập dự án
Nội dung công tác lập dự án gồm: Thu thập các tài liệu liên quan đến vùng lập dự án, tổng hợp phân tích tài liệu, thiết kế phương pháp, khối lượng các dạng công tác, dự kiến các kết quả đạt được và sản phẩm giao nộp, lập kế hoạch tổ chức thực hiện, dự toán kinh phí, phân tích hiệu quả và đánh giá mức độ rủi ro của dự án; công tác lập dự án cần đạt được các yêu cầu cơ bản sau:
1. Xác định được tính cấp thiết, cơ sở pháp lý của nhiệm vụ, nhu cầu thông tin của các cơ quan nhà nước, cộng đồng xã hội đối với điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất trên khu vực dự án; sự phù hợp của nhiệm vụ điều tra với quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Xác định rõ hiện trạng thông tin, dữ liệu liên quan, mức độ đầy đủ của các thông tin, tư liệu hiện có; nêu rõ các vấn đề thực tiễn cần được giải quyết.
3. Xác định rõ phạm vi điều tra, các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến quá trình thi công; thiết kế các giải pháp kỹ thuật - công nghệ, hệ phương pháp điều tra, đánh giá và khối lượng các công việc theo các quy định chuyên môn, đảm bảo tính khả thi và phù hợp với điều kiện thực tế của khu vực dự án.
4. Xác định rõ kế hoạch, kinh phí thực hiện, tổ chức thực hiện dự án, đơn vị chủ trì dự án, đơn vị thực hiện dự án, chủ nhiệm dự án (nếu có), đơn vị phối hợp thực hiện (nếu có); phân công rõ trách nhiệm đơn vị chủ trì và đơn vị phối hợp thực hiện (nếu có); xây dựng kế hoạch chi tiết thời gian thực hiện dự án (từ khi khởi công đến khi hoàn thành dự án).
5. Xác định rõ số lượng, chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm dự kiến, địa chỉ giao nộp; điều kiện đảm bảo tính bền vững của dự án (khả năng quản lý, vận hành, duy trì sau khi dự án kết thúc) và dự kiến hiệu quả về kinh tế - xã hội, môi trường mà dự án sẽ mang lại.
Như vậy, theo quy định trên thì công tác lập dự án điều tra đánh giá tài nguyên nước dưới đất gồm những nội dung sau:
- Thu thập các tài liệu liên quan đến vùng lập dự án, tổng hợp phân tích tài liệu, thiết kế phương pháp, khối lượng các dạng công tác, dự kiến các kết quả đạt được và sản phẩm giao nộp, lập kế hoạch tổ chức thực hiện, dự toán kinh phí, phân tích hiệu quả và đánh giá mức độ rủi ro của dự án;
- Công tác lập dự án cần đạt được các yêu cầu cơ bản.
Công tác lập dự án điều tra đánh giá tài nguyên nước dưới đất gồm những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Thông tin dữ liệu lập dự án điều tra đánh giá tài nguyên nước dưới đất phải đáp ứng yêu cầu về thu nhập như thế nào?
Thông tin dữ liệu lập dự án điều tra đánh giá tài nguyên nước dưới đất phải đáp ứng yêu cầu về thu nhập theo quy định tại Điều 5 Thông tư 13/2014/TT-BTNMT như sau:
Yêu cầu về thu thập, xử lý và tổng hợp tài liệu lập dự án
1. Các thông tin dữ liệu lập dự án phải đảm bảo đầy đủ, chính xác, trung thực, được thu thập theo quy định về thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu tài nguyên và môi trường. Trong trường hợp thông tin, dữ liệu chưa đầy đủ, nhất thiết phải thực hiện trước một số khối lượng khảo sát, điều tra bổ sung đảm bảo đáp ứng thông tin để lập dự án.
2. Các tài liệu đã thu thập cần được thống kê cụ thể, xác định nguồn gốc tài liệu, đánh giá mức độ tin cậy của các nguồn tài liệu khác nhau và đánh giá chất lượng thông tin kết quả điều tra trong các tài liệu đã thu thập được. Các thông tin, dữ liệu được lựa chọn để đưa vào sử dụng chính thức cần được đảm bảo về mức độ tin cậy.
3. Thông tin, dữ liệu thu thập phải được lập danh mục, trích xuất các thông tin, dữ liệu chuyên môn, phân loại thông tin và lập bảng danh mục dữ liệu về: Địa chất (số lượng, đặc điểm các phân vị địa chất), địa chất thuỷ văn (tầng, phức hệ chứa nước, cách nước, thông số địa chất thuỷ văn, tọa độ, mực nước, lưu lượng, kết quả phân tích mẫu nước tại các điểm quan trắc, thí nghiệm...), địa vật lý (sơ đồ, vị trí các tuyến, điểm đo và tham số đo), dữ liệu về khai thác, sử dụng nước (bản đồ, sơ đồ vị trí, tọa độ các công trình, số liệu khai thác..), dữ liệu hiện trạng sử dụng đất (bản đồ, sơ đồ phân bố các khu dân cư, công nghiệp, làng nghề....) và các dữ liệu liên quan khác; xử lý, kiểm tra các tư liệu liên quan để dự kiến khả năng phân chia các tầng, phức hệ, cấu trúc chứa nước, cách nước; điều kiện ranh giới các tầng chứa nước dựa trên đặc điểm địa chất; phân tích đặc điểm các tầng chứa nước, không chứa nước, động thái, quan hệ thuỷ lực, thông số địa chất thuỷ văn..., chất lượng nước, tình hình nhiễm bẩn, nhiễm mặn, phèn hoá...; trữ lượng nước đã được đánh giá, đảm bảo sơ bộ nhận định về điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến tài nguyên nước để định hướng điều tra cho phù hợp.
4. Dựa trên kết quả thu thập, xử lý và tổng hợp tài liệu, cần xác định rõ các thông tin, dữ liệu, tài liệu còn thiếu, cần thu thập bổ sung trong quá trình thực hiện dự án.
Theo đó, các thông tin dữ liệu lập dự án điều tra đánh giá tài nguyên nước dưới đất phải đáp ứng yêu cầu về thu nhập theo các quy định như trên.
Nội dung dự án điều tra đánh giá tài nguyên nước dưới đất phải đáp ứng yêu cầu như thế nào?
Nội dung dự án điều tra đánh giá tài nguyên nước dưới đất phải đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Điều 6 Thông tư 13/2014/TT-BTNMT như sau:
Yêu cầu về nội dung dự án
1. Nội dung, bố cục dự án được lập cần tuân thủ các quy định hiện hành về lập dự án điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất.
2. Dự toán kinh phí cần thể hiện chi tiết từng hạng mục công việc theo khối lượng đã xác định trong thuyết minh dự án và tổng hợp kinh phí của toàn bộ dự án (kèm theo giải trình chi tiết cho từng hạng mục công việc); đối với những dự án lớn chưa lập được dự toán chi tiết cho từng hạng mục công việc, có thể lập khái toán cho các hạng mục công việc chính, việc lập dự toán chi tiết có thể tiến hành trong quá trình triển khai dự án và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi thực hiện; đối với dự án cần triển khai trong nhiều năm, phải xác định nhu cầu kinh phí theo từng năm để làm cơ sở lập kế hoạch và bố trí kinh phí thực hiện hàng năm.
Như vậy, theo quy định trên thì nội dung dự án điều tra đánh giá tài nguyên nước dưới đất được lập cần tuân thủ các quy định hiện hành về lập dự án điều tra tài nguyên nước dưới đất.
- Dự toán kinh phí cần thể hiện chi tiết từng hạng mục công việc theo khối lượng đã xác định trong thuyết minh dự án và tổng hợp kinh phí của toàn bộ dự án (kèm theo giải trình chi tiết cho từng hạng mục công việc);
- Đối với những dự án lớn chưa lập được dự toán chi tiết cho từng hạng mục công việc, có thể lập khái toán cho các hạng mục công việc chính, việc lập dự toán chi tiết có thể tiến hành trong quá trình triển khai dự án và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi thực hiện;
- Đối với dự án cần triển khai trong nhiều năm, phải xác định nhu cầu kinh phí theo từng năm để làm cơ sở lập kế hoạch và bố trí kinh phí thực hiện hàng năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi chở quá số người quy định xe ô tô 2025? Mức phạt lỗi chở quá số người quy định? Có bị trừ điểm GPLX?
- Thống nhất về dự thảo Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tại Nghị quyết 15/NQ-CP?
- Mẫu bài phát biểu chúc Tết Nguyên đán của Hiệu trưởng hay và ý nghĩa? Tham khảo mẫu bài phát biểu?
- Lùi xe trên đường 1 chiều phạt bao nhiêu? Lỗi lùi xe trên đường 1 chiều ô tô, xe máy theo Nghị định 168?
- Dự toán chi phí sửa chữa công trình xây dựng bao gồm những gì? Công việc sửa chữa công trình phải được bảo hành trong bao lâu?