Công tác kiểm tra tuyến đường thủy nội địa nhằm mục đích gì? Trình tự thực hiện và yêu cầu đối với công tác kiểm tra tuyến đường thủy nội địa được quy định như thế nào?
Công tác kiểm tra tuyến đường thủy nội địa nhằm mục đích gì?
Đường thủy nội địa là luồng, âu tàu, các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thuỷ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải theo khoản 4 Điều 3 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004.
Theo tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11392:2017 quy định về nội dung công tác kiểm tra tuyến đường thủy nội địa.
Theo đó, nội dung công tác kiểm tra tuyến đường thủy nội địa gồm:
- Kiểm tra tuyến thường xuyên;
- Kiểm tra tuyến định kỳ;
- Kiểm tra tuyến đột xuất.
Căn cứ theo tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11392:2017 quy định về mục đích công tác kiểm tra tuyến đường thủy nội địa như sau:
Công tác kiểm tra, bảo dưỡng ĐTNĐ
6.1 Công tác kiểm tra tuyến
6.1.1 Mục đích
Kiểm tra tuyến để phát hiện những thay đổi trên tuyến luồng so với lần kiểm tra trước như: thay đổi luồng chạy tàu, thay đổi kích thước luồng, xuất hiện bãi cạn, vật chướng ngại, báo hiệu thay đổi (hỏng, nghiêng, đổ, sai vị trí....), xuất hiện các hoạt động bất thường khác trên luồng và hành lang bảo vệ luồng. Trên cơ sở phát hiện những thay đổi đó, đơn vị bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ có giải pháp khắc phục tại chỗ hoặc có biện pháp đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến luồng, đồng thời báo cáo để có biện pháp xử lý.
- Kiểm tra tuyến thường xuyên là thực hiện công tác kiểm tra tuyến, kết hợp thực hiện công tác bảo dưỡng báo hiệu trên tuyến;
- Kiểm tra tuyến định kỳ là hàng tháng thực hiện kiểm tra tuyến, đồng thời nghiệm thu tuyến và công tác bảo dưỡng thường xuyên;
- Kiểm tra tuyến đột xuất là thực hiện kiểm tra, đánh giá thiệt hại do tình huống đột xuất gây mất an toàn giao thông ĐTNĐ.
...
Theo đó, kiểm tra tuyến để phát hiện những thay đổi trên tuyến luồng so với lần kiểm tra trước như: thay đổi luồng chạy tàu, thay đổi kích thước luồng, xuất hiện bãi cạn, vật chướng ngại, báo hiệu thay đổi (hỏng, nghiêng, đổ, sai vị trí....), xuất hiện các hoạt động bất thường khác trên luồng và hành lang bảo vệ luồng.
Trên cơ sở phát hiện những thay đổi đó, đơn vị bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa có giải pháp khắc phục tại chỗ hoặc có biện pháp đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến luồng, đồng thời báo cáo để có biện pháp xử lý.
Công tác kiểm tra tuyến đường thủy nội địa (Hình từ Internet)
Trình tự thực hiện công tác kiểm tra tuyến đường thủy nội địa được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 6.1.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11392:2017 về trình tự thực hiện công tác kiểm tra tuyến đường thủy nội địa như sau:
Công tác kiểm tra, bảo dưỡng ĐTNĐ
6.1 Công tác kiểm tra tuyến
...
6.1.2 Trình tự thực hiện
- Công tác chuẩn bị: người phụ trách kiểm tra tuyến kiểm tra phương tiện, bố trí đủ công nhân, trang thiết bị, vật tư và sổ ghi chép phục vụ cho kiểm tra tuyến và thực hiện công tác bảo dưỡng thường xuyên báo hiệu trên tuyến;
- Nổ máy đưa phương tiện ra luồng;
- Hành trình trên tuyến theo vòng khép kín, đo đạc và ghi chép những vấn đề liên quan đến luồng tuyến; kết hợp thực hiện công tác bảo dưỡng ĐTNĐ;
- Đưa phương tiện về bến;
- Tắt máy, vệ sinh phương tiện, kết thúc công việc;
- Nội nghiệp, báo cáo theo quy định.
Chú ý: hành trình kiểm tra tuyến đã bao gồm hành trình dọc tuyến đi đến vị trí bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ trong trình tự thực hiện các công tác bảo dưỡng.
Theo đó, trình tự thực hiện thả phao trong công tác bảo dưỡng báo hiệu đường thủy nội địa được thực hiện như trên.
Yêu cầu đối với công tác kiểm tra tuyến đường thủy nội địa được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 6.1.3 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11392:2017 về yêu cầu và quy định của công tác kiểm tra tuyến đường thủy nội địa.
Theo đó, yêu cầu đối với công tác kiểm tra tuyến đường thủy nội địa như sau:
- Kiểm tra tình hình tuyến luồng; đo đạc hiện trạng luồng chạy tàu được thể hiện bằng các chuẩn tắc luồng: R, B, h, T;
- Kiểm tra, kết hợp thực hiện công tác sơn hoặc bảo dưỡng báo hiệu;
- Kiểm tra, đo đạc hiện trạng các công trình kè chỉnh trị;
- Kiểm tra, xác định khu vực khan cạn trên tuyến;
- Kiểm tra, phát hiện các hoạt động trên luồng và hành lang luồng chạy tàu;
- Đề xuất biện pháp xử lý để bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến, điều chỉnh báo hiệu phù hợp luồng lạch;
- Các tình huống trên hành trình kiểm tra tuyến phải ghi chép đầy đủ vào nhật ký kiểm tra tuyến và lập hồ sơ theo dõi, báo cáo theo mẫu quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người yêu cầu cấp dưỡng khởi kiện thì có phải được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?