Công tác kiểm tra, giám sát và hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp theo Nghị quyết 106/NQ-CP năm 2023 như thế nào?
- Công tác kiểm tra, giám sát và hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp theo Nghị quyết 106/NQ-CP năm 2023 như thế nào?
- Chính phủ đẩy mạnh thu hút đầu tư, hỗ trợ phát triển hợp tác xã như thế nào?
- Chính phủ đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, năng lực quản trị cho cán bộ quản lý, thành viên hợp tác xã nông nghiệp ra sao?
Công tác kiểm tra, giám sát và hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp theo Nghị quyết 106/NQ-CP năm 2023 như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 6 Mục II Nghị quyết 106/NQ-CP năm 2023, Chính phủ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp như sau:
- Củng cố tổ chức quản lý nhà nước hợp tác xã nông nghiệp ở trung ương và địa phương; bố trí công chức có năng lực, kinh nghiệm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hợp tác xã nông nghiệp.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ công hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp về: cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, ứng dụng khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu sản phẩm, bảo hiểm nông nghiệp, thích ứng biến đổi khí hậu và các dịch vụ công khác theo quy định của pháp luật.
- Định kỳ hàng năm, các bộ, ngành, địa phương tổ chức các sự kiện quảng bá, giới thiệu, tôn vinh, khen thưởng hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả và tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp.
Chính phủ đẩy mạnh thu hút đầu tư, hỗ trợ phát triển hợp tác xã như thế nào?
Căn cứ theo Căn cứ tại tiểu mục 5 Mục II Nghị quyết 106/NQ-CP năm 2023, Chính phủ đẩy mạnh thu hút đầu tư, hỗ trợ phát triển hợp tác xã như sau:
- Các bộ, ngành, địa phương tạo điều kiện, hỗ trợ nguồn ngân sách nhà nước và thu hút các nguồn tài chính hợp pháp khác hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp.
- Khuyến khích doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác hợp tác, liên kết đầu tư, chia sẻ nguồn lực, kinh nghiệm hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp thông qua các hình thức sau:
+ Tổ chức nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào của vật tư đầu vào khi đầu tư phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng; doanh nghiệp hỗ trợ cho người lao động của doanh nghiệp tham gia hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp liên kết, kinh doanh theo chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp.
+ Cung cấp các dịch vụ chuyển đổi số; cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi theo quy định; công nhận giống, chất lượng nông sản; truy xuất nguồn gốc sản phẩm; xúc tiến thương mại; đào tạo, huấn luyện cho cán bộ quản lý, thành viên hợp tác xã nông nghiệp; có chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho đội ngũ cán bộ quản lý, thành viên và người lao động làm việc trong hợp tác xã nông nghiệp.
+ Có cơ chế ưu tiên hỗ trợ hợp tác đầu tư, liên kết với các hợp tác xã nông nghiệp trong phát triển vùng nguyên liệu, cung ứng vật tư đầu vào, khuyến nông - khuyến lâm - khuyến ngư - khuyến diêm; áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm; xúc tiến thương mại và liên kết tiêu thụ sản phẩm.
- Căn cứ các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các bộ, ngành, địa phương ưu tiên cân đối bố trí nguồn vốn hỗ trợ cho phát triển hợp tác xã nông nghiệp.
Công tác kiểm tra, giám sát và hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp theo Nghị quyết 106/NQ-CP năm 2023 như thế nào? (Hình từ internet)
Chính phủ đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, năng lực quản trị cho cán bộ quản lý, thành viên hợp tác xã nông nghiệp ra sao?
Căn cứ theo Căn cứ tại tiểu mục 4 Mục II Nghị quyết 106/NQ-CP năm 2023, chính phủ đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, năng lực quản trị cho cán bộ quản lý, thành viên hợp tác xã nông nghiệp như sau:
- Nghiên cứu đưa nội dung phát triển hợp tác xã nông nghiệp vào chương trình đào tạo, giảng dạy của trường cao đẳng, đại học, trường nghề và cơ sở đào tạo lý luận, chính trị; đào tạo, bồi dưỡng lực lượng khuyến nông cộng đồng, chuyên gia tư vấn phát triển hợp tác xã nông nghiệp.
Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, cả hình thức đào tạo tập trung, từ xa và trực tuyến, phù hợp với nhu cầu của hợp tác xã nông nghiệp.
- Nâng cao chất lượng đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng trình độ, kỹ năng quản lý hợp tác xã nông nghiệp thông qua các chương trình đào tạo, huấn luyện nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; bồi dưỡng kiến thức sản xuất nông nghiệp an toàn, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức; nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu cho cán bộ quản lý và thành viên hợp tác xã nông nghiệp.
- Phát triển đội ngũ chuyên gia tư vấn, lực lượng khuyến nông, khuyến nông cộng đồng hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp.
- Tăng cường xã hội hóa, thu hút nguồn lực đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, thành viên hợp tác xã nông nghiệp; khuyến khích doanh nghiệp liên kết hỗ trợ đào tạo nhân lực quản trị sản xuất, kinh doanh cho hợp tác xã nông nghiệp; hợp tác, liên kết đưa cán bộ quản lý, lao động làm việc trong các hợp tác xã nông nghiệp đi học tập, lao động tại nước ngoài theo quy định của pháp luật.
- Rà soát, bổ sung cơ chế, chính sách tạo động lực thu hút lao động trẻ, sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung cấp vào làm việc trong các hợp tác xã nông nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tranh chấp đất đai mà các bên có Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan nào giải quyết?
- Giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở nào? Thời gian giám sát hải quan của hàng hóa nhập khẩu là bao lâu?
- Điểm tiêu chí người nộp thuế đánh giá hài lòng trong giải quyết hồ sơ TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là gì? Quản lý rủi ro gồm các hoạt động nào?
- Khi nào khởi tố vụ án hình sự đối với tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ?