Công tác khảo sát xây dựng công trình công cộng ngầm phải đảm bảo những điều kiện nào? Việc thi công xây dựng công trình công cộng ngầm được quy định thế nào?
Công tác khảo sát xây dựng công trình công cộng ngầm phải đảm bảo những điều kiện nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 19 Nghị định 39/2010/NĐ-CP quy định về yêu cầu đối với công tác khảo sát xây dựng như sau:
Đối với công trình giao thông ngầm, công cộng ngầm, tuy nen và các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật ngầm
1. Yêu cầu đối với công tác khảo sát xây dựng:
a) Cung cấp đầy đủ các số liệu, tài liệu, thông số kỹ thuật về các công trình ngầm và công trình trên mặt đất hiện có, các điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn, khả năng tồn tại các loại khí độc hại của khu vực xây dựng để làm cơ sở xác định phạm vi, độ sâu công trình, lựa chọn công nghệ thi công thích hợp nhằm bảo đảm an toàn cho người, công trình và công trình lân cận;
b) Dự báo các bất thường về điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn để có biện pháp xử lý thích hợp phục vụ công tác thiết kế thi công xây dựng công trình ngầm;
c) Bảo đảm vệ sinh môi trường và phải hoàn trả mặt bằng sau khi hoàn thành nhiệm vụ khảo sát.
...
Theo đó, công tác khảo sát xây dựng công trình công cộng ngầm phải đảm bảo những yêu cầu được quy định tại khoản 1 Điều 19 nêu trên.
Công trình công cộng ngầm (Hình từ Internet)
Yêu cầu đối với công tác thiết kế xây dựng công trình công cộng ngầm được quy định như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 19 Nghị định 39/2010/NĐ-CP quy định về yêu cầu đối với công tác thiết kế xây dựng như sau:
Đối với công trình giao thông ngầm, công cộng ngầm, tuy nen và các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật ngầm
...
2. Yêu cầu đối với công tác thiết kế xây dựng:
a) Phải phù hợp với điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn;
b) Phải đồng bộ, kết nối phù hợp với quần thể kiến trúc của các công trình liền kề, trên mặt đất, với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của đô thị; bảo đảm an toàn không làm ảnh hưởng đến các công trình xây dựng lân cận; kết hợp với yêu cầu bảo đảm an ninh, quốc phòng khi cần thiết; đồng thời phải có giải pháp về bảo tồn cây xanh, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa tại khu vực xây dựng (nếu có);
c) Thiết kế tổ chức không gian kiến trúc bên trong các công trình (nếu có) phải đáp ứng công năng sử dụng và bền vững và bảo đảm yêu cầu về mỹ quan, phù hợp với các đặc điểm văn hóa, lịch sử tại khu vực xây dựng công trình;
d) Thiết kế các hệ thống chiếu sáng, điều hòa, thông gió, cấp nước, thoát nước, cấp điện, phòng cháy, chữa cháy, thoát hiểm và hệ thống kiểm soát khai thác vận hành trong công trình phải phù hợp với loại và cấp công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng;
đ) Bảo đảm các yêu cầu về chống thấm, chống ăn mòn và xâm thực;
e) Bảo đảm việc sử dụng thuận lợi cho người khuyết tật, bảo đảm an toàn và thoát hiểm nhanh chóng khi có sự cố;
g) Có quy trình vận hành sử dụng, quy định bảo trì công trình và phải đề xuất nhiệm vụ của công tác quan trắc địa kỹ thuật.
Theo đó, yêu cầu đối với công tác thiết kế xây dựng công trình công cộng ngầm được quy định tại khoản 2 Điều 19 nêu trên.
Việc thi công xây dựng công trình công cộng ngầm được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 39/2010/NĐ-CP về thi công xây dựng đối với công trình giao thông ngầm, công cộng ngầm, tuy nen và các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật ngầm như sau:
Đối với công trình giao thông ngầm, công cộng ngầm, tuy nen và các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật ngầm
1. Trước khi thi công xây dựng công trình chủ đầu tư phải xác định hiện trạng các công trình ngầm hiện có trong khu vực xây dựng để có biện pháp xử lý phù hợp.
2. Các nhà thầu xây dựng phải thiết kế biện pháp thi công được chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư chấp thuận.
3. Bảo đảm an toàn cho người và công trình, hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đô thị, các công trình lân cận và bên trên; có các biện pháp nhằm bảo đảm vệ sinh môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nước ngầm và môi trường địa chất đô thị.
4. Có kế hoạch và chuẩn bị sẵn sàng các phương án khắc phục các sự cố có thể xẩy ra trong quá trình thi công như: gặp tầng đất yếu, tầng chứa nước, khí độc, cháy nổ, sạt lở, trồi đất, bục đất nhằm bảo đảm an toàn cho người, phương tiện thi công và cho công trình.
5. Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, trình tự công việc và có chế độ thường xuyên kiểm tra điều kiện bảo đảm an toàn khi thi công. Khi gặp các sự cố bất thường nhà thầu xây dựng phải có trách nhiệm thông báo cho chủ đầu tư và các bên có liên quan để có biện pháp xử lý phù hợp.
Như vậy, trước khi thi công xây dựng công trình chủ đầu tư phải xác định hiện trạng các công trình ngầm hiện có trong khu vực xây dựng để có biện pháp xử lý phù hợp.
Việc thi công xây dựng công trình công cộng ngầm được thực hiện theo quy định tại Điều 21 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?