Công tác giám sát trong tổ chức công đoàn được thực hiện theo những phương pháp nào? Kết quả giám sát trong tổ chức công đoàn sẽ được xử lý ra sao?
Có bao nhiêu nhóm chủ thể có quyền thực hiện giám sát trong tổ chức công đoàn?
Theo Điều 7 Quy định về Giám sát trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 833/QĐ-TLĐ năm 2018 quy định như sau:
Chủ thể giám sát
Ban chấp hành, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở trở lên; các cơ quan tham mưu, giúp việc của Tổng Liên đoàn, của liên đoàn lao động các tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương và tương đương, công đoàn công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.
Căn cứ quy định trên thì có 03 nhóm chủ thể có quyền thực hiện giám sát trong tổ chức công đoàn, bao gồm:
- Ban chấp hành, ban thường vụ công đoàn,
- Ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở trở lên;
- Các cơ quan tham mưu, giúp việc của Tổng Liên đoàn, của liên đoàn lao động các tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương và tương đương, công đoàn công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.
Công tác giám sát trong tổ chức công đoàn được thực hiện theo những phương pháp nào?
Công tác giám sát trong tổ chức công đoàn được thực hiện theo những phương pháp nào? (Hình từ internet)
Theo Điều 11 Quy định về Giám sát trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 833/QĐ-TLĐ năm 2018 quy định như sau:
Phương pháp giám sát
1- Phương pháp giám sát trực tiếp:
a) Ban chấp hành, ban thường vụ công đoàn các cấp giám sát trực tiếp bằng cách:
- Thực hiện đối thoại, chất vấn tại các kỳ hội nghị của công đoàn.
- Nghe tổ chức công đoàn cấp dưới trực tiếp báo cáo.
- Cử thành viên dự các cuộc họp, hội nghị của đối tượng giám sát.
- Quan sát, tìm hiểu, gặp gỡ, giao tiếp, trao đổi, góp ý với đối tượng giám sát.
b) Ủy ban kiểm tra các cấp giám sát trực tiếp bằng cách:
- Dự các cuộc họp của ban chấp hành công đoàn cùng cấp.
- Theo dõi lĩnh vực, địa bàn, dự các cuộc họp, hội nghị của công đoàn cấp dưới.
- Tham gia các đoàn công tác của công đoàn cùng cấp.
- Gặp gỡ, trao đổi, góp ý với đối tượng giám sát.
- Đôn đốc, theo dõi việc chấp hành kết luận kiểm tra, quyết định kỷ luật, kết quả giám sát chuyên đề.
2- Phương pháp giám sát gián tiếp:
a) Xem xét báo cáo hoạt động của tổ chức công đoàn cùng cấp và cấp dưới.
b) Nghiên cứu, xem xét các văn bản, báo cáo; kết luận về các cuộc kiểm tra, thông báo về kết quả giám sát; kết quả đánh giá thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao của công đoàn cùng cấp và cấp dưới.
c) Ý kiến trao đổi, phản ánh, kiến nghị, báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát của tổ chức Đảng, Thanh tra nhà nước, Mặt trận Tổ quốc; dư luận xã hội, phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng.
d) Xem xét đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của cán bộ, đoàn viên, CNVC LĐ gửi đến tổ chức công đoàn.
Như vậy, căn cứ quy định trên thì chủ thể giám sát trong tổ chức công đoàn thực hiện giám sát theo 02 phương pháp:
(1) Phương pháp giám sát trực tiếp.
- Ban chấp hành, ban thường vụ công đoàn các cấp giám sát trực tiếp bằng cách:
+ Thực hiện đối thoại, chất vấn tại các kỳ hội nghị của công đoàn.
+ Nghe tổ chức công đoàn cấp dưới trực tiếp báo cáo.
+ Cử thành viên dự các cuộc họp, hội nghị của đối tượng giám sát.
+ Quan sát, tìm hiểu, gặp gỡ, giao tiếp, trao đổi, góp ý với đối tượng giám sát.
- Ủy ban kiểm tra các cấp giám sát trực tiếp bằng cách:
+ Dự các cuộc họp của ban chấp hành công đoàn cùng cấp.
+ Theo dõi lĩnh vực, địa bàn, dự các cuộc họp, hội nghị của công đoàn cấp dưới.
+ Tham gia các đoàn công tác của công đoàn cùng cấp.
+ Gặp gỡ, trao đổi, góp ý với đối tượng giám sát.
+ Đôn đốc, theo dõi việc chấp hành kết luận kiểm tra, quyết định kỷ luật, kết quả giám sát chuyên đề.
(2) Phương pháp giám sát gián tiếp:
- Xem xét báo cáo hoạt động của tổ chức công đoàn cùng cấp và cấp dưới.
- Nghiên cứu, xem xét các văn bản, báo cáo; kết luận về các cuộc kiểm tra, thông báo về kết quả giám sát; kết quả đánh giá thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao của công đoàn cùng cấp và cấp dưới.
- Ý kiến trao đổi, phản ánh, kiến nghị, báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát của tổ chức Đảng, Thanh tra nhà nước, Mặt trận Tổ quốc; dư luận xã hội, phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng.
- Xem xét đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của cán bộ, đoàn viên, CNVC LĐ gửi đến tổ chức công đoàn.
Kết quả giám sát trong tổ chức công đoàn sẽ được xử lý ra sao?
Theo Điều 13 Quy định về Giám sát trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 833/QĐ-TLĐ năm 2018 quy định như sau:
Xử lý kết quả giám sát
1- Kịp thời nhắc nhở, lưu ý, cảnh báo bằng các hình thức thích hợp theo thẩm quyền với đối tượng giám sát về những vấn đề cần thiết.
2- Nhận xét, đánh giá kết quả giám sát; xem xét trách nhiệm của đối tượng giám sát; xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý.
3- Yêu cầu đối tượng giám sát sửa chữa thiếu sót, khuyết điểm và khắc phục hậu quả (nếu có).
4- Yêu cầu tổ chức công đoàn và lãnh đạo có thẩm quyền chỉ đạo đối tượng giám sát chấp hành thông báo kết quả giám sát.
5- Qua giám sát, nếu phát hiện có dấu hiệu sai phạm thì chủ thể giám sát có trách nhiệm báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định kiểm tra vụ việc.
Theo đó, kết quả giám sát trong tổ chức công đoàn sẽ được xử lý như sau:
- Kịp thời nhắc nhở, lưu ý, cảnh báo bằng các hình thức thích hợp theo thẩm quyền với đối tượng giám sát về những vấn đề cần thiết.
- Nhận xét, đánh giá kết quả giám sát; xem xét trách nhiệm của đối tượng giám sát; xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý.
- Yêu cầu đối tượng giám sát sửa chữa thiếu sót, khuyết điểm và khắc phục hậu quả (nếu có).
- Yêu cầu tổ chức công đoàn và lãnh đạo có thẩm quyền chỉ đạo đối tượng giám sát chấp hành thông báo kết quả giám sát.
- Qua giám sát, nếu phát hiện có dấu hiệu sai phạm thì chủ thể giám sát có trách nhiệm báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định kiểm tra vụ việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?