Công tác dân tộc được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào? Có nhất thiết phải kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan làm công tác dân tộc hay không?
Công tác dân tộc được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 05/2011/NĐ-CP, các nguyên tắc cơ bản cần đảm bảo tuân thủ đối với công tác dân tộc bao gồm:
- Thực hiện chính sách dân tộc theo nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển.
- Đảm bảo và thực hiện chính sách phát triển toàn diện, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số.
- Đảm bảo việc giữ gìn tiếng nói, chữ viết, bản sắc dân tộc, phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc.
- Các dân tộc có trách nhiệm tôn trọng phong tục, tập quán của nhau, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Công tác dân tộc được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào? Có nhất thiết phải kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan làm công tác dân tộc hay không? (Hình từ Internet)
Có nhất thiết phải kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan làm công tác dân tộc hay không?
Căn cứ Điều 21 Nghị định 05/2011/NĐ-CP, quá trình quản lý nhà nước về công tác dân tộc bao gồm những nội dung sau:
Quản lý nhà nước về công tác dân tộc
1. Ban hành và chỉ đạo thực hiện chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về lĩnh vực công tác dân tộc.
2. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về công tác dân tộc; xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách dân tộc, chính sách đặc thù, các chương trình, dự án, đề án phát triển vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; tiêu chí phân định vùng dân tộc theo trình độ phát triển, tiêu chí xác định thành phần dân tộc, tiêu chí về chuẩn đói nghèo đối với vùng dân tộc thiểu số; xây dựng chính sách đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số.
3. Kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan làm công tác dân tộc từ Trung ương đến cơ sở; thực hiện phân công, phân cấp có hiệu quả trong lĩnh vực công tác dân tộc.
4. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số.
5. Kiểm tra, thanh tra, sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện chính sách, chương trình, dự án ở vùng dân tộc thiểu số; việc chấp hành pháp luật về công tác dân tộc, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác dân tộc theo quy định của pháp luật.
6. Tuyên truyền, giáo dục chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước bằng nhiều biện pháp, hình thức để đồng bào các dân tộc hiểu rõ và chủ động tham gia vào quá trình thực hiện.
Tuyên truyền về truyền thống đoàn kết của các dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tổ chức tốt các phong trào tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc trong cộng đồng. Tổ chức hoạt động kết nghĩa giữa các địa phương nhằm tương trợ phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, giải quyết khó khăn trong cuộc sống.
7. Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, quản lý cán bộ người dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị và cán bộ trong hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc.
8. Xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về công tác dân tộc.
9. Thẩm định các chương trình, dự án, đề án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số.
10. Nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn tình hình công tác dân tộc, chiến lược công tác dân tộc, chính sách dân tộc, quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc.
11. Hợp tác quốc tế về công tác dân tộc, phối hợp với các tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế trong việc nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm về công tác dân tộc; khuyến khích việc giúp đỡ, hỗ trợ đầu tư phát triển vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn thực hiện tốt công tác dân tộc và chính sách dân tộc theo quy định của pháp luật.
Có thể thấy, một trong những nội dung quản lý nhà nước về công tác dân tộc đó là thực hiện kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan làm công tác dân tộc từ Trung ương đến cơ sở, đồng thời thực hiện phân công, phân cấp có hiệu quả trong lĩnh vực công tác dân tộc.
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tham gia vào công tác dân tộc hay không?
Căn cứ Điều 22 Nghị định 05/2011/NĐ-CP quy định về các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc cụ thể như sau:
Cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác dân tộc.
2. Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc trong phạm vi cả nước.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác dân tộc theo quy định của pháp luật.
4. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về công tác dân tộc ở địa phương theo quy định của pháp luật.
5. Cơ quan công tác dân tộc được tổ chức từ Trung ương, tỉnh và cấp huyện thuộc vùng đồng bào dân tộc.
Như vậy, Ủy ban nhân dân các cấp, trong đó có Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về công tác dân tộc ở địa phương theo quy định của pháp luật hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử được gọi là gì?
- Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng gia công mới nhất là mẫu nào? Biên bản thanh lý hợp đồng gia công là gì?
- Mẫu đơn khởi kiện dân sự mới nhất năm 2025 và hướng dẫn cách viết? Download mẫu đơn khởi kiện dân sự Mẫu số 23 DS?
- Mẫu kê khai tài sản Đảng viên mới nhất? Hướng dẫn kê khai tài sản Đảng viên? Khi nào phải kê khai tài sản?
- Mẫu giấy cam kết không có khiếu nại, tranh chấp về ranh giới thửa đất? Đất có tranh chấp về ranh giới thửa đất có được chuyển nhượng không?