Công tác chuẩn bị khai quật khảo cổ và công tác khai quật khảo cổ được pháp luật quy định như thế nào?
Công tác chuẩn bị khai quật khảo cổ được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Quy chế thăm dò, khai quật khảo cổ ban hành kèm theo Quyết định 86/2008/QĐ-BVHTTDL quy định như sau:
Quy trình khai quật khảo cổ
1. Công tác chuẩn bị khai quật khảo cổ:
a) Nghiên cứu toàn diện những thông tin liên quan tới địa điểm khai quật và xây dựng phương án khai quật khảo cổ, bảo quản xử lý di tích, di vật;
b) Xây dựng kế hoạch và tiến độ thăm dò, khai quật theo thời gian ghi trong giấy phép thăm dò, khai quật;
c) Liên hệ với Ủy ban nhân dân cấp xã và Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Phòng Văn hóa và Thông tin tại địa phương để thông báo kế hoạch khai quật và thống nhất phương án bảo vệ địa điểm khảo cổ, di vật khảo cổ trong quá trình thăm dò, khai quật khảo cổ;
d) Chuẩn bị đầy đủ phương tiện và thiết bị chuyên dụng phục vụ khai quật khảo cổ và bảo quản di vật khảo cổ, địa điểm khảo cổ;
đ) Tuyển nhân viên kỹ thuật và nhân công có đủ phẩm chất đạo đức và năng lực lao động phù hợp với yêu cầu của hoạt động khai quật khảo cổ;
e) Làm mái che, hàng rào bao quanh công trường khai quật khảo cổ trong trường hợp cần thiết;
g) Ban hành và phổ biến đến những người có liên quan các quy định cụ thể về quản lý, bảo vệ địa điểm khai quật, bảo vệ di vật khảo cổ trong quá trình khai quật khảo cổ và các quy định về an toàn lao động.
...
Theo đó, công tác chuẩn bị khai quật khảo cổ sẽ gồm có những công việc sau đây:
- Nghiên cứu toàn diện những thông tin liên quan tới địa điểm khai quật và xây dựng phương án khai quật khảo cổ, bảo quản xử lý di tích, di vật;
- Xây dựng kế hoạch và tiến độ thăm dò, khai quật theo thời gian ghi trong giấy phép thăm dò, khai quật;
- Liên hệ với Ủy ban nhân dân cấp xã và Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Phòng Văn hóa và Thông tin tại địa phương để thông báo kế hoạch khai quật và thống nhất phương án bảo vệ địa điểm khảo cổ, di vật khảo cổ trong quá trình thăm dò, khai quật khảo cổ;
- Chuẩn bị đầy đủ phương tiện và thiết bị chuyên dụng phục vụ khai quật khảo cổ và bảo quản di vật khảo cổ, địa điểm khảo cổ;
- Tuyển nhân viên kỹ thuật và nhân công có đủ phẩm chất đạo đức và năng lực lao động phù hợp với yêu cầu của hoạt động khai quật khảo cổ;
- Làm mái che, hàng rào bao quanh công trường khai quật khảo cổ trong trường hợp cần thiết;
- Ban hành và phổ biến đến những người có liên quan các quy định cụ thể về quản lý, bảo vệ địa điểm khai quật, bảo vệ di vật khảo cổ trong quá trình khai quật khảo cổ và các quy định về an toàn lao động.
Công tác khai quật khảo cổ theo các bước nào?
Theo khoản 2 Điều 17 Quy chế thăm dò, khai quật khảo cổ ban hành kèm theo Quyết định 86/2008/QĐ-BVHTTDL quy định như sau:
- Lập sơ đồ chính xác khu vực khai quật khảo cổ;
- Dọn dẹp mặt bằng khai quật;
- Tiến hành khai quật theo địa tầng;
Lập bản vẽ tọa độ, chụp ảnh di vật, dấu vết kiến trúc và mộ táng phát hiện được trong khi khai quật và làm “Phiếu hiện vật” (mẫu Phụ lục số 5 ban hành kèm theo Quy chế này);
- Phân loại sơ bộ di vật thu được trong quá trình thăm dò, khai quật khảo cổ;
- Ghi nhật ký quá trình thăm dò, khai quật khảo cổ.
Người phụ trách thăm dò, khai quật hàng ngày phải ghi chép vào Sổ nhật ký khai quật khảo cổ những nhận xét về kết cấu và diễn biến địa tầng, sự phân bố các di vật tìm thấy và những quan sát, nhận xét khoa học khác để làm cơ sở cho việc viết báo cáo khoa học và nghiên cứu lâu dài về địa điểm khảo cổ, di vật khảo cổ.
Trong trường hợp công trường khai quật có quy mô rộng lớn gồm nhiều hố khai quật thì mỗi hố khai quật phải có Sổ nhật ký khai quật khảo cổ riêng.
Khai quật khảo cổ (Hình từ Internet)
Khi kết thúc đợt thăm dò, khai quật khảo cổ, tổ chức và người chủ trì thăm dò, khai quật khảo cổ phải làm gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 17 Quy chế thăm dò, khai quật khảo cổ ban hành kèm theo Quyết định 86/2008/QĐ-BVHTTDL quy định như sau:
Quy trình khai quật khảo cổ
...
3. Khi kết thúc đợt thăm dò, khai quật khảo cổ, tổ chức và người chủ trì thăm dò, khai quật khảo cổ phải báo cáo kết quả thăm dò, khai quật khảo cổ và đưa ra phương hướng bảo tồn, phát huy giá trị phù hợp với tính chất và tình trạng bảo quản của di tích, di vật khảo cổ. Người chủ trì thăm dò, khai quật khảo cổ có trách nhiệm nộp Sổ nhật ký thăm dò, khai quật khảo cổ cho cơ quan chủ quản để lưu trữ phục vụ nghiên cứu lâu dài.
Theo đó, khi kết thúc đợt thăm dò, khai quật khảo cổ, tổ chức và người chủ trì thăm dò, khai quật khảo cổ phải báo cáo kết quả thăm dò, khai quật khảo cổ và đưa ra phương hướng bảo tồn, phát huy giá trị phù hợp với tính chất và tình trạng bảo quản của di tích, di vật khảo cổ.
Người chủ trì thăm dò, khai quật khảo cổ có trách nhiệm nộp Sổ nhật ký thăm dò, khai quật khảo cổ cho cơ quan chủ quản để lưu trữ phục vụ nghiên cứu lâu dài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?