Công nhân quốc phòng có bao nhiêu ngày phép năm? Có các chế độ nghỉ nào dành cho công nhân quốc phòng?
Các chế độ nghỉ dành cho công nhân quốc phòng?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 113/2016/TT-BQP quy định về các chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng như sau:
Các chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
1. Nghỉ hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp (nếu có) theo quy định của Bộ luật lao động và quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng:
a) Nghỉ hằng tuần;
b) Nghỉ phép hằng năm;
c) Nghỉ phép đặc biệt;
d) Nghỉ ngày lễ, tết;
đ) Nghỉ an dưỡng, điều dưỡng;
e) Nghỉ chuẩn bị hưu;
2. Nghỉ chế độ ốm đau, chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Theo đó, hiện nay công nhân quốc phòng sẽ có các chế độ nghỉ hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp (nếu có) theo quy định của Bộ luật lao động và quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bao gồm:
- Nghỉ hằng tuần;
- Nghỉ phép hằng năm;
- Nghỉ phép đặc biệt;
- Nghỉ ngày lễ, tết;
- Nghỉ an dưỡng, điều dưỡng;
- Nghỉ chuẩn bị hưu;
Ngoài ra, công nhân quốc phòng còn được nghỉ chế độ ốm đau, chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Số ngày phép năm của công nhân quốc phòng (Hình từ Internet)
Công nhân quốc phòng có bao nhiêu ngày phép năm?
Theo Điều 5 Thông tư 113/2016/TT-BQP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 109/2021/TT-BQP) thì hiện nay công nhân quốc phòng sẽ có từ 20 - 30 ngày phép năm, tùy thuộc vào số thâm niên công tác, cụ thể được xác định như sau:
- Công nhân quốc phòng công tác dưới 15 năm: Có 20 ngày phép năm;
- Công nhân quốc phòng công tác đủ 15 năm đến dưới 25 năm: Có 25 ngày phép năm;
- Công nhân quốc phòng công tác đủ 25 năm công tác trở lên: Có 30 ngày phép năm;
Ngoài ra, đối với những công nhân quốc phòng đóng quân ở đơn vị xa gia đình thì khi nghỉ phép hằng năm được nghỉ thêm như sau:
(1) 10 ngày khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đóng quân cách xa gia đình từ 500 km trở lên;
- Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 300 km trở lên;
- Đóng quân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và ở Nhà giàn DK1.
(2) 05 ngày khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đóng quân cách xa gia đình từ 300 km đến dưới 500 km;
- Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 200 km đến dưới 300 km và có hệ số khu vực 0,5 trở lên;
- Đóng quân tại các đảo được hưởng phụ cấp khu vực.
Lưu ý: Đóng quân ở đơn vị xa gia đình ở đây được hiểu là đóng quân xa nơi cư trú của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp; bố, mẹ, người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân, của vợ hoặc của chồng.
Đối tượng nào được tuyển chọn, tuyển dụng làm công nhân quốc phòng?
Căn cứ vào Điều 28 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định về tuyển chọn, tuyển dụng công nhân và viên chức quốc phòng như sau:
Tuyển chọn, tuyển dụng công nhân và viên chức quốc phòng
1. Đối tượng tuyển chọn:
a) Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, quân nhân chuyên nghiệp khi chức vụ, chức danh đảm nhiệm không còn nhu cầu bố trí;
b) Hạ sĩ quan, binh sĩ hết thời hạn phục vụ tại ngũ.
2. Đối tượng tuyển dụng:
Công dân Việt Nam không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này, thường trú trên lãnh thổ Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên.
3. Điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn, tuyển dụng gồm:
a) Có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khoẻ, lý lịch rõ ràng và tự nguyện phục vụ Quân đội nhân dân;
b) Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ hoặc có năng khiếu, kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm đối với công nhân quốc phòng hoặc chức danh nghề nghiệp đối với viên chức quốc phòng.
4. Hình thức tuyển chọn, tuyển dụng là xét tuyển hoặc thi tuyển. Trường hợp tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại giỏi, xuất sắc hoặc có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ bậc cao, người đạt giải trong cuộc thi tay nghề quốc gia, quốc tế thì được tuyển chọn, tuyển dụng thông qua xét tuyển.
Theo đó, đối tượng tuyển chọn, tuyển dụng công nhân quốc phòng gồm có những người sau đây:
(1) Đối tượng tuyển chọn:
- Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, quân nhân chuyên nghiệp khi chức vụ, chức danh đảm nhiệm không còn nhu cầu bố trí;
- Hạ sĩ quan, binh sĩ hết thời hạn phục vụ tại ngũ.
(2) Đối tượng tuyển dụng:
Công dân Việt Nam không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này, thường trú trên lãnh thổ Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?