Công nhân công trình tự do không muốn đóng bảo hiểm xã hội thì bên sử dụng lao động có thể ký hợp đồng lao động với tên gọi là hợp đồng cộng tác viên không?
- Công nhân công trình tự do không muốn đóng bảo hiểm xã hội thì bên sử dụng lao động có thể ký hợp đồng lao động với tên gọi là hợp đồng cộng tác viên có được không?
- Công nhân công trình tự do giao kết nhiều hợp đồng lao động thì bảo hiểm xã hội của họ được đóng như thế nào?
- Người sử dụng lao động nộp hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu cho công nhân công trình tự do trong thời hạn bao nhiêu ngày?
Công nhân công trình tự do không muốn đóng bảo hiểm xã hội thì bên sử dụng lao động có thể ký hợp đồng lao động với tên gọi là hợp đồng cộng tác viên có được không?
Về vấn đề của anh, tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có nêu:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
...
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
...
Căn cứ theo quy định trên, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là người ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên hoặc là người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương.
Do đó, khi đơn vị có ký hợp đồng lao động với công nhân theo trường hợp trên thì đã phải tham gia bảo hiểm xã hội.
Mặt khác, tại khoản 1 Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
Theo đó dù đơn vị đặt tên hợp đồng là gì đi chăng nữa nhưng mà trong nội dung có thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của đơn vị thì đây được xem là hợp đồng lao động.
Lúc này, khi thời hạn của hợp đồng từ đủ 01 tháng trở lên hoặc không xác định thời hạn thì sẽ thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Bảo hiểm xã hội của công nhân công trình (Hình từ Internet)
Công nhân công trình tự do giao kết nhiều hợp đồng lao động thì bảo hiểm xã hội của họ được đóng như thế nào?
Căn cứ theo Điều 19 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Giao kết nhiều hợp đồng lao động
1. Người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.
2. Người lao động đồng thời giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
Và căn cứ theo khoản 4 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
...
4. Người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật này mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.
...
Như vậy, công nhân công trình tự do giao kết nhiều hợp đồng lao động thì bảo hiểm xã hội của họ chỉ đóng đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.
Người sử dụng lao động nộp hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu cho công nhân công trình tự do trong thời hạn bao nhiêu ngày?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 99 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Giải quyết đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội
1. Việc giải quyết đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 97 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội;
b) Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nộp hồ sơ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 97 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
...
Như vậy, người sử dụng lao động nộp hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu cho công nhân công trình tự do trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng.
Hồ sơ sẽ gồm:
- Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động kèm theo danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội;
- Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghĩa vụ của người hưởng lợi từ môi trường? Trong bảo vệ môi trường, có tôn vinh, khen thưởng người có đóng góp?
- canhan gdt gov vn đăng nhập Cổng thông tin điện tử của Tổng cục thuế thế nào? Có thể nộp thuế thông qua Cổng thông tin điện tử không?
- Mẫu Đơn đề nghị gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc mới nhất? Hồ sơ đề nghị gia hạn bao gồm những gì?
- Những chính sách của Nhà nước về công tác xã hội gồm những gì? Công chức viên chức có phải người làm công tác xã hội?
- Tác động môi trường là gì? Đối tượng nào không phải đánh giá tác động môi trường theo quy định?