Công nghệ làm sạch biogas có phải công nghệ được khuyến khích chuyển giao không? Giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ có phải được lập thành văn bản không?
Chuyển giao công nghệ là gì?
Theo quy định tại Điều 2 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 thì chuyển giao công nghệ được định nghĩa như sau:
Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.
Công nghệ được chuyển giao bao gồm các đối tượng nào?
Theo Điều 4 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 thì đối tượng công nghệ được chuyển giao được quy định như sau:
- Công nghệ được chuyển giao là một hoặc các đối tượng sau đây:
+ Bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ;
+ Phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu;
+ Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ;
+ Máy móc, thiết bị đi kèm một trong các đối tượng quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
- Trường hợp đối tượng công nghệ quy định tại khoản 1 Điều này được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thì việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Công nghệ làm sạch biogas
Công nghệ nào được khuyến khích chuyển giao? Công nghệ làm sạch biogas có phải là công nghệ mới được khuyến khích chuyển giao không?
Theo Điều 9 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 thì công nghệ được khuyến khích chuyển giao được quy định như sau:
- Công nghệ cao; máy móc, thiết bị đi kèm công nghệ cao được khuyến khích chuyển giao theo pháp luật về công nghệ cao.
- Công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sạch phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam được khuyến khích chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam, chuyển giao trong nước khi đáp ứng một trong các yêu cầu sau đây:
+ Tạo ra sản phẩm có chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao hơn so với sản phẩm được tạo ra từ công nghệ cùng loại hiện có;
+ Tạo ra sản phẩm quốc gia, trọng điểm, chủ lực từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong nước;
+ Tạo ra dịch vụ, ngành, nghề sản xuất, chế tạo, chế biến sản phẩm mới; nuôi, trồng giống mới đã qua kiểm nghiệm;
+ Tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, nguyên liệu so với công nghệ cùng loại hiện có ở Việt Nam;
+ Sản xuất, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo; lưu trữ năng lượng hiệu suất cao;
+ Tạo ra máy móc, thiết bị nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; máy móc, thiết bị y tế, dược phẩm phục vụ khám, điều trị, bảo vệ sức khỏe con người, nâng cao chất lượng thể chất người Việt Nam;
+ Phát hiện, xử lý, dự báo để phòng chống thiên tai, dịch bệnh; cứu hộ, cứu nạn; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính;
+ Sản xuất đồng bộ theo chuỗi có hiệu quả kinh tế - xã hội cao;
+ Tạo ra sản phẩm sử dụng đồng thời cho quốc phòng, an ninh và dân dụng;
+ Phát triển, hiện đại hóa nghề thủ công truyền thống.
- Công nghệ; máy móc, thiết bị kèm theo công nghệ quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 của Luật này hiện có ở Việt Nam trừ công nghệ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, khoản 2 Điều 10 của Luật này; công nghệ sử dụng nguyên liệu là sản phẩm, bán sản phẩm, vật tư sản xuất trong nước được khuyến khích chuyển giao ra nước ngoài.
- Chính phủ ban hành Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao.
Theo Mục B Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 76/2018/NĐ-CP thì công nghệ làm sạch biogas là công nghệ được khuyến khích chuyển giao.
Việc giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ có phải lập thành văn bản không?
Theo Điều 22 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 thì việc giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ được quy định như sau:
- Việc giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác được coi là giao dịch bằng văn bản theo quy định của Bộ luật Dân sự. Văn bản hợp đồng phải được các bên ký, đóng dấu (nếu có); ký, đóng dấu giáp lai (nếu có) vào các trang của hợp đồng, phụ lục hợp đồng.
- Ngôn ngữ trong hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa thuận.
- Hợp đồng chuyển giao công nghệ được giao kết và thực hiện theo quy định của Luật này, Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Cạnh tranh và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, việc giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác được coi là giao dịch bằng văn bản theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Tải về mẫu hợp đồng chuyển giao công nghệ mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?