Công nghệ kỹ thuật giao thông trình độ cao đẳng là ngành nghề như thế nào? Sau khi tốt nghiệp ngành này phải đạt được tối thiểu những kiến thức gì?
- Công nghệ kỹ thuật giao thông trình độ cao đẳng là ngành nghề như thế nào?
- Sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật giao thông trình độ cao đẳng phải đạt được tối thiểu những kiến thức gì?
- Người học ngành công nghệ kỹ thuật giao thông trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?
Công nghệ kỹ thuật giao thông trình độ cao đẳng là ngành nghề như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Phần 11 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực vật liệu, luyện kim, sản xuất và công nghệ kỹ thuật khác (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 46/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Giới thiệu chung về ngành, nghề
Công nghệ kỹ thuật giao thông trình độ cao đẳng là ngành, nghề thi công xây lắp, duy tu, sửa chữa và bảo trì các công trình cầu đường bộ ở miền núi, đồng bằng, các khu công nghiệp, v.v..., đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người làm việc trong ngành, nghề Công nghệ kỹ thuật giao thông thường thực hiện các nhiệm vụ trắc địa công trình, thiết kế đường, thiết kế cầu, thiết kế hệ thống thoát nước, thi công đường, thi công cầu, thi công hệ thống thoát nước, thi công các hạng mục phụ trợ khác và hoàn công công trình xây dựng cầu đường.
Để thực hiện được các nhiệm vụ, người lao động cần phải có kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của ngành, nghề trong lĩnh vực xây dựng cầu đường bộ; có khả năng làm việc độc lập với đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp; có sức khoẻ đảm bảo để làm việc ở các công ty, xí nghiệp, các doanh nghiệp trong nước và khu vực.
Ngành, nghề này đòi hỏi người lao động phải biết điều động, bố trí, sắp xếp được các công cụ máy móc thiết bị như: Máy đóng cọc, thiết bị khoan cọc nhồi, các thiết bị đo đạc, thiết bị lao lắp dầm cầu, các máy thi công nền đường, mặt đường… Có như vậy, mới áp dụng được các phương pháp thi công từ đơn giản đến phức tạp, áp dụng được kỹ thuật và công nghệ mới vào thi công cầu đường.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.905 giờ (tương đương 72 tín chỉ).
Như vậy, công nghệ kỹ thuật giao thông trình độ cao đẳng là ngành, nghề thi công xây lắp, duy tu, sửa chữa và bảo trì các công trình cầu đường bộ ở miền núi, đồng bằng, các khu công nghiệp, v.v..., đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Ngành công nghệ kỹ thuật giao thông (Hình từ Internet)
Sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật giao thông trình độ cao đẳng phải đạt được tối thiểu những kiến thức gì?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục A Phần 11 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 46/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kiến thức
- Trình bày được các nội dung: Trắc địa công trình, cơ học công trình, vật liệu xây dựng, kết cấu công trình, công nghệ và tổ chức thi công, kiến thức về quản lý dự án xây dựng, quản lý, khai thác và bảo trì các công trình giao thông;
- Mô tả được nội dung các bước tiến hành khảo sát, đo đạc, thiết kế, thi công các bộ phận công trình giao thông;
- Phân tích được các thông tin về: Địa hình, địa chất, thủy văn, tải trọng... để đưa ra phương án thiết kế, thi công công trình giao thông phù hợp;
- Trình bày được biện pháp thi công tổng thể và biện pháp thi công chi tiết cho từng hạng mục công trình đường dưới cấp 3 và một số hạng mục đơn giản của đường cấp cao hơn tùy vào từng điều kiện thi công;
- Trình bày được biện pháp thi công tổng thể và biện pháp thi công chi tiết cho từng hạng mục công trình cầu nhỏ và một số hạng mục đơn giản của cầu trung và cầu lớn tùy vào từng điều kiện thi công;
- Trình bày được phương pháp thiết kế cho một số hạng mục đơn giản của cầu nhỏ;
- Trình bày được phương pháp thiết kế cho từng hạng mục công trình đường cấp 4 trở xuống;
- Phân tích được vấn đề nhân lực, lao động, vật tư, thiết bị để có phương án triển khai các công việc khảo sát, thiết kế, thi công công trình giao thông tối ưu;
- Mô tả được phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng các hạng mục công việc theo đúng tiêu chuẩn hiện hành;
- Xử lý được các sự cố, các vấn đề phát sinh xảy ra và trình bày được biện pháp xử lý khắc phục trong quá trình triển khai công việc;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
Như vậy, sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật giao thông phải đạt được tối thiểu những kiến thức như trên.
Người học ngành công nghệ kỹ thuật giao thông trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 6 Mục A Phần 11 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 46/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Công nghệ kỹ thuật giao thông, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.
Như vậy, người học ngành công nghệ kỹ thuật giao thông trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?