Công nghệ cán, kéo kim loại trình độ trung cấp là ngành nghề như thế nào? Học ngành này trình độ trung cấp phải đạt được những kiến thức nào?
- Công nghệ cán, kéo kim loại trình độ trung cấp là ngành nghề như thế nào?
- Học xong ngành công nghệ cán, kéo kim loại trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp phải đạt được những kiến thức nào?
- Người học ngành công nghệ cán, kéo kim loại trình độ trung cấp phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Công nghệ cán, kéo kim loại trình độ trung cấp là ngành nghề như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục B Phần 2 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người họcphải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực vật liệu, luyện kim, sản xuất và công nghệ kỹ thuật khác (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 46/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Giới thiệu chung về ngành, nghề
Công nghệ cán, kéo kim loại trình độ trung cấp là ngành, nghề thực hiện các công việc vận hành, điều chỉnh thiết bị; tính toán, hiệu chỉnh các thông số công nghệ; tổ chức thực hiện và quản lý các công việc thuộc lĩnh vực cán, kéo kim loại nhằm sản xuất ra các sản phẩm cán, kéo đảm bảo các tiêu chuẩn, chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật và an toàn lao động, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Nhiệm vụ chủ yếu của ngành, nghề Công nghệ cán, kéo kim loại là: Chuẩn bị phôi cán, kéo kim loại; vận hành lò nung phôi cán; điều chỉnh thiết bị cán hình; vận hành thiết bị cán hình; cán tấm; cán ống hàn và công nghệ uốn tạo hình; kéo kim loại; làm nguội sản phẩm; kiểm tra xử lý và thu hồi sản phẩm.
Do điều kiện và môi trường làm việc có tính chất đặc thù, vì vậy, để hành nghề người lao động phải đáp ứng yêu cầu về sức khỏe, đủ kiến thức kỹ năng chuyên môn, thần kinh vững, phản xạ tốt để làm việc với độ chính xác cao và xử lý các tình huống xảy ra.
Ngành, nghề Công nghệ cán, kéo kim loại thường làm việc theo dây chuyền nên đòi hỏi người làm việc phải có đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, có tinh thần trách nhiệm và sự phối hợp tập thể cao, có khả năng giao tiếp ứng xử trong quá trình thực hiện các công việc, có khả năng tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ của nghề Công nghệ cán, kéo kim loại.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.400 giờ (tương đương 50 tín chỉ).
Theo đó, công nghệ cán, kéo kim loại trình độ trung cấp là ngành nghề thực hiện các công việc vận hành, điều chỉnh thiết bị; tính toán, hiệu chỉnh các thông số công nghệ; tổ chức thực hiện và quản lý các công việc thuộc lĩnh vực cán, kéo kim loại nhằm sản xuất ra các sản phẩm cán, kéo đảm bảo các tiêu chuẩn, chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật và an toàn lao động, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Ngành công nghệ cán, kéo kim loại (Hình từ Internet)
Học xong ngành công nghệ cán, kéo kim loại trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp phải đạt được những kiến thức nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục B Phần 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 46/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kiến thức
- Áp dụng được kiến thức thực tế và lý thuyết để tính toán, thiết kế các khâu công nghệ cơ bản trong quy trình công nghệ sản xuất cán, kéo kim loại;
- Trình bày và mô tả được cấu tạo, nguyên lý vận hành và điều chỉnh các thiết bị chủ yếu trong dây chuyền công nghệ cán, kéo kim loại;
- Nhận biết và liệt kê được nguyên nhân chủ yếu và phối hợp xử lý các sự cố trong quá trình sản xuất cán, kéo kim loại;
- Trình bày được các thông số công nghệ cơ bản phục vụ cho việc lập quy trình công nghệ sản xuất các loại sản phẩm cán, kéo kim loại khác nhau;
- Nhận biết được các hệ thống lỗ hình đơn giản, chế độ nung phôi và một số công đoạn trong quy trình công nghệ cán, kéo kim loại;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
Như vậy, học xong ngành công nghệ cán, kéo kim loại trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp phải đạt được những kiến thức như trên.
Người học ngành công nghệ cán, kéo kim loại trình độ trung cấp phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục B Phần 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 46/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Có ý thức trách nhiệm công dân, thái độ đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp;
- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm; giải quyết công việc được phân công trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;
- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ được giao; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
- Chịu trách nhiệm đánh giá chất lượng công việc và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.
Như vậy, người học ngành công nghệ cán, kéo kim loại trình độ trung cấp phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như sau:
- Có ý thức trách nhiệm công dân, thái độ đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp;
- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm; giải quyết công việc được phân công trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;
- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ được giao; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
- Chịu trách nhiệm đánh giá chất lượng công việc và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?