Cộng đồng dân tộc Chăm đang sinh sống tại khu rừng tín ngưỡng mà họ đang sử dụng theo truyền thống thì Nhà nước có thu tiền sử dụng rừng không?
- Cộng đồng dân tộc Chăm đang sinh sống tại khu rừng tín ngưỡng mà họ đang sử dụng theo truyền thống thì Nhà nước có thu tiền sử dụng rừng không?
- Cộng đồng dân tộc Chăm sẽ được khai thác rừng tín ngưỡng nơi họ đang sinh sống như thế nào?
- Cộng đồng dân tộc Chăm khi được giao rừng tín ngưỡng sẽ có những nghĩa vụ như thế nào?
Cộng đồng dân tộc Chăm đang sinh sống tại khu rừng tín ngưỡng mà họ đang sử dụng theo truyền thống thì Nhà nước có thu tiền sử dụng rừng không?
Cộng đồng dân tộc Chăm đang sinh sống tại khu rừng tín ngưỡng mà họ đang sử dụng theo truyền thống thì Nhà nước có thu tiền sử dụng rừng không, căn cứ theo khoản 8 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định: "Rừng tín ngưỡng là rừng gắn với niềm tin, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng."
Định nghĩa cộng đồng dân tộc Chăm: "Là nhóm dân cư gốc Nam Đảo (malayo-polynésien) sinh sống trên những vùng đất thấp dọc duyên hải miền Trung, Chămpa là toàn thể các nhóm dân cư thuộc vương quốc Chiêm Thành cũ gồm cả người Chăm đồng bằng lẫn người Thượng (gốc Nam Đảo hoặc Môn Khmer), sinh sống rải rác trên các vùng rừng núi phía Tây dãy Trường Sơn, hay Tây Nguyên."
Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 16 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định:
Giao rừng
1. Nhà nước giao rừng đặc dụng không thu tiền sử dụng rừng cho các đối tượng sau đây:
a) Ban quản lý rừng đặc dụng đối với vườn quốc gia; khu dự trữ thiên nhiên; khu bảo tồn loài - sinh cảnh; khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; rừng giống quốc gia; vườn thực vật quốc gia;
b) Tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp đối với rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, vườn thực vật quốc gia;
c) Ban quản lý rừng phòng hộ, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang đối với khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao xen kẽ trong diện tích rừng được giao;
d) Cộng đồng dân cư đối với khu rừng tín ngưỡng mà họ đang quản lý và sử dụng theo truyền thống;
đ) Tổ chức kinh tế, tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp trong nước đối với rừng giống quốc gia xen kẽ trong diện tích rừng được giao.
...
Theo đó nhà nước giao rừng đặc dụng không thu tiền sử dụng rừng cho cộng đồng dân tộc Chăm đang sinh sống tại khu rừng tín ngưỡng mà họ đang sử dụng theo truyền thống.
Cộng đồng dân tộc Chăm đang sinh sống tại khu rừng tín ngưỡng mà họ đang sử dụng theo truyền thống thì Nhà nước có thu tiền sử dụng rừng không? (Hình từ Internet)
Cộng đồng dân tộc Chăm sẽ được khai thác rừng tín ngưỡng nơi họ đang sinh sống như thế nào?
Cộng đồng dân tộc Chăm sẽ được khai thác rừng tín ngưỡng nơi họ đang sinh sống như thế nào, căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 52 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định:
Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng
...
2. Đối với khu rừng bảo vệ cảnh quan, được quy định như sau:
a) Được khai thác tận dụng gỗ, củi, thực vật rừng ngoài gỗ, nấm trong quá trình thực hiện biện pháp lâm sinh để bảo tồn, tôn tạo, khôi phục hệ sinh thái, cảnh quan, văn hóa, lịch sử và trong phạm vi giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Được thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, nguồn gen sinh vật theo nhiệm vụ khoa học và công nghệ sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
c) Đối với rừng tín ngưỡng, được khai thác tận thu cây gỗ đã chết, cây gãy đổ, thực vật rừng, nấm, lâm sản ngoài gỗ; khai thác gỗ phục vụ mục đích chung của cộng đồng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
...
Theo đó đối với rừng tín ngưỡng thì cộng đồng dân tộc Chăm sẽ được khai thác tận thu cây gỗ đã chết, cây gãy đổ, thực vật rừng, nấm, lâm sản ngoài gỗ và khai thác gỗ phục vụ mục đích chung của cộng đồng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Cộng đồng dân tộc Chăm khi được giao rừng tín ngưỡng sẽ có những nghĩa vụ như thế nào?
Cộng đồng dân tộc Chăm khi được giao rừng tín ngưỡng sẽ có những nghĩa vụ như thế nào, căn cứ theo khoản 2 Điều 86 Luật Lâm nghiệp 2017 cộng đồng dân tộc Chăm được giao rừng tín ngưỡng có nghĩa vụ sau đây:
+ Các nghĩa vụ quy định tại Điều 74 của Luật này;
+ Hoàn thiện, thực hiện hương ước, quy ước bảo vệ và phát triển rừng phù hợp với quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Bảo đảm duy trì diện tích rừng được giao;
+ Không được phân chia rừng cho các thành viên trong cộng đồng dân cư;
+ Không được chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng rừng; thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng.
Căn cứ theo Điều 74 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về nghĩa vụ chung của chủ rừng như sau:
+ Quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng bền vững theo Quy chế quản lý rừng, quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
+ Thực hiện quy định về theo dõi diễn biến rừng.
+ Trả lại rừng khi Nhà nước thu hồi rừng theo quy định của Luật này.
+ Bảo tồn đa dạng sinh học rừng, thực vật rừng, động vật rừng.
+ Phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng.
+ Chấp hành sự quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thể lệ cuộc thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 thế nào?
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?