Công đoàn Việt Nam ngoài các cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp thì có thể hợp tác với quốc tế về công đoàn hay không?
Mối quan hệ giữa công đoàn Việt Nam với cơ quan nhà nước là mối quan hệ như thế nào?
Căn cứ Điều 20 Luật Công đoàn 2012 quy định về mối quan hệ giữ Công đoàn Việt Nam và cơ qua nhà nước như sau:
Quan hệ giữa Công đoàn với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
Quan hệ giữa Công đoàn với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp là quan hệ hợp tác, phối hợp để thực hiện chức năng, quyền, trách nhiệm của các bên theo quy định của pháp luật, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ.
Theo đó, mối quan hệ giữa công đoàn Việt Nam với cơ quan nhà nước là quan hệ hợp tác, phối hợp để thực hiện chức năng, quyền, trách nhiệm của các bên theo quy định của pháp luật, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ.
Công đoàn Việt Nam có thể phối hợp với cơ quan nhà nước thực hiện những hoạt động nào?
Căn cứ Điều 11 Luật Công đoàn 2012 quy định về công tác tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế xã hội của Công đoàn Việt Nam như sau:
Tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội
1. Tham gia với cơ quan nhà nước xây dựng chính sách, pháp luật về kinh tế - xã hội, lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động và chính sách, pháp luật khác liên quan đến tổ chức công đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động.
2. Phối hợp với cơ quan nhà nước nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật bảo hộ lao động, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn, vệ sinh lao động.
3. Tham gia với cơ quan nhà nước quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; giải quyết khiếu nại, tố cáo của người lao động, tập thể người lao động theo quy định của pháp luật.
4. Tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
5. Tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
6. Phối hợp tổ chức phong trào thi đua trong phạm vi ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này sau khi thống nhất với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Như vậy, Công đoàn Việt Nam có thể phối hợp với cơ quan nhà nước thực hiện những hoạt động như:
- Tham gia với cơ quan nhà nước xây dựng chính sách, pháp luật về kinh tế xã hội, lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động và chính sách, pháp luật khác liên quan đến tổ chức công đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động.
- Phối hợp với cơ quan nhà nước nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật bảo hộ lao động, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn, vệ sinh lao động.
- Tham gia với cơ quan nhà nước quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; giải quyết khiếu nại, tố cáo của người lao động, tập thể người lao động theo quy định của pháp luật.
- Tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong cơ quan nhà nước.
- Tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan nhà nước.
- Phối hợp tổ chức phong trào thi đua trong phạm vi ngành, địa phương, cơ quan.
Công đoàn Việt Nam ngoài các cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp thì có thể hợp tác với quốc tế về công đoàn hay không?
Công đoàn Việt Nam ngoài các cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp thì có thể hợp tác với quốc tế về công đoàn hay không? (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 8 Luật Công đoàn 2012 quy định về hợp tác quốc tế về công đoàn như sau:
Hợp tác quốc tế về công đoàn
Hợp tác quốc tế về công đoàn được thực hiện trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, phù hợp với pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.
Việc gia nhập tổ chức công đoàn quốc tế của công đoàn các cấp phải phù hợp với quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Bên cạnh đó, tại Điều 9 Luật Công đoàn 2012 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Cản trở, gây khó khăn trong việc thực hiện quyền công đoàn.
2. Phân biệt đối xử hoặc có hành vi gây bất lợi đối với người lao động vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
3. Sử dụng biện pháp kinh tế hoặc biện pháp khác gây bất lợi đối với tổ chức và hoạt động công đoàn.
4. Lợi dụng quyền công đoàn để vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.
Theo quy định trên thì Công đoàn Việt Nam có thể hợp tác về quốc tế về Công đoàn nhưng cần đảm bảo việc hợp tác dựa trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, phù hợp với pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.
Việc gia nhập tổ chức công đoàn quốc tế của công đoàn các cấp phải phù hợp với quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Khi hợp tác quốc tế về Công đoàn ngoài việc đảm bảo các yêu cầu mà pháp luât quy định thì Công đoàn Việt Nam còn cần lưu ý không được để xảy ra các hành vi thuộc các trường hơp bị nghiêm cấm theo quy định pháp luật nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mọi trường hợp CSGT dừng xe người tham gia giao thông thì đều xử lý vi phạm giao thông đúng không?
- Thời gian nghỉ không lương tối đa đối với công chức, viên chức là bao lâu? Thời gian nghỉ không lương có tính vào thời gian làm việc tính phép năm?
- Những bệnh không đủ điều kiện sức khỏe thi lái xe theo Thông tư 36/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Quân nhân khi tiếp xúc với nhân dân mà có hành vi đòi hỏi, yêu sách có thể bị tước danh hiệu quân nhân?
- Ngoài bản đồ địa giới đơn vị hành chính cấp xã, hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp xã còn có gì?