Công đoàn giải quyết tố cáo theo trình tự như thế nào? Trong thời gian bao nhiêu lâu thì công đoàn phải công khai kết luận nội dung tố cáo của mình?
Công đoàn giải quyết tố cáo theo trình tự như thế nào?
Căn cứ Điều 19 Quy định về Công đoàn giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 333/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định về trình tự giải quyết tố cáo như sau:
"Điều 19. Trình tự giải quyết tố cáo
1. Thụ lý tố cáo.
2. Xác minh nội dung tố cáo.
3. Kết luận nội dung tố cáo.
4. Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo."
Theo đó, bước đầu tiên sẽ là thụ lý tố cáo sau đó công đoàn sẽ xác minh nội dung tố cáo đó. Thực hiện xác minh nội dung xong thì sẽ căn cứ vào nội dung tố cáo và kết quả xác minh nội dung tố cáo, tài liệu, chứng cứ có liên quan, phía công đoàn sẽ thông báo kết luận nội dung tố cáo. Bước cuối cùng là tiến hành xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.
Công đoàn giải quyết tố cáo theo trình tự như thế nào?
Hồ sơ thủ tục giải quyết tố cáo phải bao gồm những loại giấy tờ nào?
Căn cứ Điều 26 Quy định về Công đoàn giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 333/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định về hồ sơ giải quyết tố cáo như sau:
"Điều 26. Hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo
1. Việc giải quyết tố cáo phải được lập thành hồ sơ. Căn cứ vào vụ việc cụ thể, hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo bao gồm:
a) Đơn tố cáo hoặc văn bản ghi nội dung tố cáo; báo cáo hoặc biên bản kiểm tra, xác minh thông tin cá nhân của người tố cáo, biên bản làm việc trực tiếp với người tố cáo để xác minh nội dung tố cáo;
b) Quyết định thụ lý tố cáo; văn bản giao xác minh nội dung tố cáo;
c) Biên bản xác minh; kết quả giám định, thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình xác minh;
d) Văn bản giải trình của người bị tố cáo; biên bản làm việc với người bị tố cáo về nội dung giải trình;
đ) Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo trong trường hợp người giải quyết tố cáo giao cho người khác tiến hành xác minh nội dung tố cáo;
e) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo; quyết định tiếp tục giải quyết tố cáo;
g) Kết luận nội dung tố cáo hoặc quyết định đình chỉ việc giải quyết tố cáo;
h) Quyết định xử lý của người giải quyết tố cáo, văn bản kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý;
i) Các tài liệu khác có liên quan.
2. Đối với việc giải quyết lại vụ việc tố cáo, hồ sơ bao gồm những tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này và các tài liệu sau đây:
a) Đơn tố cáo tiếp hoặc văn bản ghi nội dung tố cáo tiếp; văn bản yêu cầu hoặc kiến nghị về việc giải quyết lại vụ việc tố cáo;
b) Kết luận nội dung giải quyết lại vụ việc tố cáo;
c) Quyết định xử lý của người giải quyết lại vụ việc tố cáo;
d) Các tài liệu khác có liên quan trong quá trình giải quyết lại vụ việc tố cáo.
3. Hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo phải được đánh số thứ tự. Việc lưu trữ, khai thác, sử dụng hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật, bảo đảm bí mật thông tin về người tố cáo."
Như vậy, việc giải quyết tố cáo kể cả giải quyết lại vụ việc tố cáo phải được lập thành hồ sơ. Tùy vào trường hợp giải quyết tố cáo mới hay giải quyết lại vụ việc tố cáo mà cần lập hồ sơ đầy đủ các giấy tờ cần thiết theo quy định nêu trên.
Trong thời gian bao nhiêu lâu thì công đoàn phải công khai kết luận nội dung tố cáo của mình?
Căn cứ Điều 27 Quy định về Công đoàn giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 333/QĐ-TLĐ năm 2020 như sau:
"Điều 27. Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo
1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ra kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thực hiện việc công khai kết luận nội dung tố cáo, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm công khai quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.
2. Việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo được thực hiện bằng một hoặc một số hình thức sau đây:
a) Công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị tố cáo công tác;
b) Niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của người đã giải quyết tố cáo, người đã ra quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo;
c) Đăng tải trên Cổng thông tin điện tử hoặc mạng thông tin nội bộ của người đã giải quyết tố cáo, người đã ra quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo;
d) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
3. Việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo phải bảo đảm không làm tiết lộ thông tin về người tố cáo và những nội dung thuộc bí mật nhà nước."
Như vậy, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ra kết luận nội dung tố cáo thì công đoàn phải thực hiện công khai kết luận nội dung tố cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?