Công đoàn có trách nhiệm đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Tòa án hay không?
- Công đoàn có trách nhiệm kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể lao động bị xâm phạm hay không?
- Công đoàn có trách nhiệm đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Tòa án hay không?
- Quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc đại diện cho tập thể người lao động và người lao động tham gia tố tụng được quy định như thế nào?
- Quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc tổ chức và lãnh đạo đình công được quy định như thế nào?
Công đoàn có trách nhiệm kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể lao động bị xâm phạm hay không?
Căn cứ quy định tại Điều 9 Nghị định 43/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc kiến nghị với tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể lao động hoặc của người lao động bị xâm phạm
1. Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động có quyền, trách nhiệm sau đây:
a) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và công đoàn cấp trên xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể lao động hoặc của người lao động bị xâm phạm;
b) Tiến hành thương lượng với người sử dụng lao động để giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể lao động bị xâm phạm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và công đoàn cấp trên; thực hiện giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo quy định của pháp luật về lao động.
2. Công đoàn cơ sở tại cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp có quyền, trách nhiệm sau đây:
a) Kiến nghị với người đứng đầu cơ quan, đơn vị xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể lao động hoặc của người lao động bị xâm phạm;
b) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và công đoàn cấp trên xem xét, giải quyết khi không chấp nhận quyết định của người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc hết thời hạn quy định mà người đứng đầu cơ quan, đơn vị chưa giải quyết yêu cầu về quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể lao động.
Theo đó, khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể lao động hoặc của người lao động bị xâm phạm, công đoàn có trách nhiệm kiến nghị với tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết vụ việc.
Công đoàn có trách nhiệm đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Tòa án hay không? (Hình từ Internet)
Công đoàn có trách nhiệm đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Tòa án hay không?
Căn cứ quy định tại Điều 10 Nghị định 43/2013/NĐ-CP quy định như sau về quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể lao động bị xâm phạm; đại diện cho người lao động khởi kiện tại Tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động bị xâm phạm và được người lao động ủy quyền:
- Đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể lao động bị xâm phạm theo quy định của pháp luật;
- Đại diện cho người lao động khởi kiện ra Tòa án nếu được người lao động ủy quyền để giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo quy định của pháp luật.
Theo đó, khi khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể lao động bị xâm phạm theo quy định của pháp luật thì công đoàn có trách nhiệm đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Tòa án.
Quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc đại diện cho tập thể người lao động và người lao động tham gia tố tụng được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 11 Nghị định 43/2013/NĐ-CP có nội dung như sau về quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc đại diện cho tập thể người lao động và người lao động tham gia tố tụng trong vụ án lao động, hành chính, phá sản doanh nghiệp:
Công đoàn cơ sở tại đơn vị sử dụng lao động có quyền, trách nhiệm sau đy:
-. Đại diện cho tập thể người lao động tham gia tố tụng trong các vụ án lao động, hành chính, phá sản theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động;
- Đại diện cho người lao động tham gia tố tụng nếu được người lao động ủy quyền để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong các vụ án lao động, hành chính, phá sản theo quy định của pháp luật.
Quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc tổ chức và lãnh đạo đình công được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 12 Nghị định 43/2013/NĐ-CP, Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, cơ quan tổ chức sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động có quyền, trách nhiệm sau đây:
- Lấy ý kiến của tập thể lao động để đình công theo quy định của pháp luật về lao động;
- Ra quyết định đình công và thông báo thời điểm bắt đầu đình công;
- Rút quyết định đình công nếu chưa đình công;
- Tiến hành đình công theo quy định của pháp luật về lao động;
- Thực hiện quy định về không được đình công, hoãn, ngừng đình công theo quy định của pháp luật về lao động;
- Yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công là hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi nào? Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có bị hạn chế không?
- Chính sách nghỉ thôi việc với CBCCVC khi sắp xếp bộ máy tại Nghị định 178 ngày 31 tháng 12 năm 2024 của Chính phủ?
- Tại sao nói triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan? Thời lượng môn triết học Mác Lênin thế nào?
- Không mang theo giấy phép lái xe bị phạt bao nhiêu 2025? Mức phạt không mang bằng lái xe 2025 là bao nhiêu?
- Quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú như thế nào? Nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú được xác định thế nào?