Công đoàn cơ sở có được phép xây dựng quy chế khen thưởng cho công đoàn mình không hay phải áp dụng quy chế chung do luật quy định?
Công đoàn cơ sở có được phép xây dựng quy chế khen thưởng cho công đoàn mình không hay phải áp dụng quy chế chung do luật quy định?
Công đoàn cơ sở có thể xây dựng quy chế khen thưởng cho công đoàn mình, tuy nhiên vẫn phải căn cứ theo Quy chế Khen thưởng của tổ chức Công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 1689/QĐ-TLĐ năm 2019 chị nhé.
Căn cứ theo Điều 4 Quy chế Khen thưởng của tổ chức Công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 1689/QĐ-TLĐ năm 2019 quy định như sau:
Nguyên tắc khen thưởng và căn cứ để xét khen thưởng
1. Khen thưởng phải căn cứ vào điều kiện, tiêu chuẩn và thành tích đạt được, không nhất thiết phải có hình thức khen thưởng mức thấp mới được khen thưởng mức cao hơn. Chú trọng khen thưởng cho công đoàn cơ sở nhất là khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước, cá nhân là người trực tiếp lao động, sản xuất và cá nhân có nhiều sáng kiến, sáng tạo trong lao động, sản xuất, công tác.
2. Khi xét khen thưởng người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải căn cứ vào thành tích của tập thể do cá nhân đó lãnh đạo.
3. Khi có nhiều cá nhân, tập thể cùng đủ điều kiện, tiêu chuẩn khen thưởng và thành tích ngang nhau thì lựa chọn cá nhân nữ và tập thể có tỷ lệ nữ từ 70% trở lên để xét khen thưởng. Đối với nữ là cán bộ lãnh đạo, quản lý, thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng quá trình cống hiến được giảm 1/3 thời gian so với quy định chung.
4. Không tặng thưởng nhiều hình thức cho một thành tích đạt được, trong một năm công tác, một đối tượng có thể được nhiều cấp ra quyết định khen thưởng với các danh hiệu hoặc hình thức khen thưởng khác nhau, nhưng trong một cấp quyết định khen thưởng khi đã được khen thưởng toàn diện thì không được khen thưởng chuyên đề và ngược lại, (trừ khen thưởng vào dịp sơ kết, tổng kết chuyên đề theo đợt, theo giai đoạn). Hình thức khen thưởng theo đợt, chuyên đề không tính làm điều kiện, tiêu chuẩn đề nghị khen thưởng mức cao hơn mà chỉ được ghi nhận và ưu tiên khi xét khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng.
5. Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn chỉ khen thưởng cho tập thể, cá nhân thuộc đối tượng quản lý trực tiếp của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố khi tiến hành phát động thi đua theo chuyên đề; không khen thưởng thường xuyên cho các tập thể, cá nhân thuộc đối tượng quản lý trực tiếp của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố và ngược lại.
6. Thời gian trình khen thưởng lần tiếp theo được tính theo thời gian lập được thành tích ghi trong quyết định khen thưởng lần trước. Đối với quyết định khen thưởng không ghi thời gian lập được thành tích thì thời gian trình khen thưởng lần sau được tính theo thời gian ban hành quyết định khen thưởng lần trước.
Để ban hành quy chế riêng cho công đoàn cơ sở của mình thì chị có thểm tham khảo thêm về nguyên tắc khen thưởng và căn cứ để xét khen thưởng được quy định như trên.
Công đoàn cơ sở (Hình từ Internet)
Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở có thẩm quyền như thế nào trong việc quyết định khen thưởng?
Căn cứ theo Điều 42 Quy chế Khen thưởng của tổ chức Công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 1689/QĐ-TLĐ năm 2019 quy định như sau:
Thẩm quyền của Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở
Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở quyết định khen thưởng danh hiệu “Đoàn viên Công đoàn xuất sắc”, “Tổ Công đoàn xuất sắc” và Giấy khen.
Như vậy Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở quyết định khen thưởng danh hiệu “Đoàn viên Công đoàn xuất sắc”, “Tổ Công đoàn xuất sắc” và Giấy khen.
Công đoàn cơ sở sẽ có những nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?
Căn cứ theo Điều 15 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của công đoàn cơ sở
1. Tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao động thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghĩa vụ của công dân; các chủ trương, nghị quyết của Công đoàn.
2. Đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động theo quy định của pháp luật Nhà nước.
3. Giám sát hoặc tham gia giám sát thực hiện chính sách, pháp luật, nội quy, quy chế, thỏa ước lao động tập thể và các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động theo quy định của pháp luật.
4. Phối hợp với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, cải thiện điều kiện làm việc và chăm sóc sức khỏe cho người lao động; tổ chức phong trào thi đua, hoạt động văn hóa, xã hội.
5. Tổ chức thực hiện nghị quyết của công đoàn các cấp, chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đoàn viên và cán bộ công đoàn; quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của công đoàn theo đúng quy định; thực hiện công tác phát triển, quản lý đoàn viên; xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh; tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại nơi làm việc; xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phát triển bền vững; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền nhân dân trong sạch, vững mạnh.
6. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn hướng dẫn chi tiết về nhiệm vụ, quyền hạn đối với từng loại hình công đoàn cơ sở.
Nội dung này được hướng dẫn bởi Mục 13 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020.
Như vậy công đoàn cơ sở sẽ có những nhiệm vụ, quyền hạn được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?