Công dân Việt Nam mang ngoại tệ ra nước ngoài để đi công tác có được xem là việc chuyển tiền đối với giao dịch vãng lai hay không?
Công dân Việt Nam mang ngoại tệ xuất cảnh có được xem là chuyển tiền đối với giao dịch vãng lai không?
Công dân Việt Nam mang ngoại tệ ra nước ngoài đi công tác
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 70/2014/NĐ-CP, hoạt động chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài được quy định như sau:
(1) Người cư trú là tổ chức được thực hiện chuyển tiền một chiều ra nước ngoài để phục vụ mục đích tài trợ, viện trợ hoặc các mục đích khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
(2) Người cư trú là công dân Việt Nam được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho các mục đích sau:
a) Học tập, chữa bệnh ở nước ngoài;
b) Đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài;
c) Trả các loại phí, lệ phí cho nước ngoài;
d) Trợ cấp cho thân nhân đang ở nước ngoài;
đ) Chuyển tiền thừa kế cho người hưởng thừa kế ở nước ngoài;
e) Chuyển tiền trong trường hợp định cư ở nước ngoài;
g) Chuyển tiền một chiều cho các nhu cầu hợp pháp khác.
(3) Người không cư trú, người cư trú là người nước ngoài có ngoại tệ trên tài khoản hoặc các nguồn thu ngoại tệ hợp pháp được chuyển, mang ra nước ngoài; trường hợp có nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam thì được mua ngoại tệ để chuyển, mang ra nước ngoài.
(4) Tổ chức tín dụng được phép có trách nhiệm xem xét các chứng từ, giấy tờ do người cư trú, người không cư trú xuất trình để bán, chuyển, xác nhận nguồn ngoại tệ tự có hoặc mua từ tổ chức tín dụng được phép để mang ra nước ngoài căn cứ vào yêu cầu thực tế, hợp lý của từng giao dịch chuyển tiền.
Ngoài ra, Điều 13 Nghị định 70/2014/NĐ-CP cũng có quy định về việc sử dụng ngoại tệ tiền mặt của cá nhân như sau:
"1. Người cư trú, người không cư trú là cá nhân có ngoại tệ tiền mặt được quyền cất giữ, mang theo người, cho, tặng, thừa kế, bán cho tổ chức tín dụng được phép, chuyển, mang ra nước ngoài theo các quy định tại Nghị định này, thanh toán cho các đối tượng được phép thu ngoại tệ tiền mặt.
2. Người cư trú là công dân Việt Nam được sử dụng ngoại tệ tiền mặt để gửi tiết kiệm ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép, được rút tiền gốc, lãi bằng đồng tiền đã gửi."
Theo đó, việc bạn là công dân Việt Nam mang ngoại tệ ra nước ngoài là phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Đây được xem là hoạt động chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài, thuộc các hoạt động chuyển tiền đối với giao dịch vãng lai.
Chuyển tiền một chiều đối với giao dịch vãng lai được quy định thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 8 Pháp lệnh ngoại hối 2005, được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối năm 2013, việc chuyển tiền một chiều đối với giao dịch vãng lai được quy định như sau:
(1) Ngoại tệ của người cư trú là tổ chức ở Việt Nam thu được từ các khoản chuyển tiền một chiều phải được chuyển vào tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng được phép hoặc bán cho tổ chức tín dụng được phép.
(2) Ngoại tệ của người cư trú là cá nhân ở Việt Nam thu được từ các khoản chuyển tiền một chiều được sử dụng cho mục đích cất giữ, mang theo người, gửi vào tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng được phép hoặc bán cho tổ chức tín dụng được phép; trường hợp là công dân Việt Nam thì được gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép.
(3) Người cư trú được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ cho các nhu cầu hợp pháp.
(4) Người không cư trú, người cư trú là người nước ngoài có ngoại tệ trên tài khoản được chuyển ra nước ngoài; trường hợp có nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam thì được mua ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài.
(5) Người cư trú, người không cư trú không được gửi ngoại hối trong bưu gửi.
Mang ngoại tệ xuất cảnh đối với giao dịch vãng lai được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 9 Pháp lệnh ngoại hối 2005, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối năm 2013, giao dịch vãng lai thực hiện thông qua hoạt động mang ngoại tệ, đồng Việt Nam và vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh được quy định như sau:
“Điều 9. Mang ngoại tệ, đồng Việt Nam và vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh; xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ
1. Người cư trú, người không cư trú là cá nhân khi nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt và vàng trên mức quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải khai báo hải quan cửa khẩu.
2. Người cư trú, người không cư trú là cá nhân khi xuất cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt và vàng trên mức quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải khai báo hải quan cửa khẩu và xuất trình giấy tờ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3. Người cư trú là tổ chức tín dụng được phép thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận bằng văn bản. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt của tổ chức tín dụng được phép.”
Theo đó, giao dịch vãng lai thực hiện thông qua hoạt động mang ngoại tệ xuất cảnh phải đảm bảo tuân thủ quy đinh pháp luật nói trên.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, bạn có thể mang ngoại tệ từ Việt Nam sang nước ngoài khi đi công tác. Việc chuyển tiền một chiều và mang ngoại tệ xuất cảnh đối với các giao dịch vãng lai được đảm bảo thực hiện theo quy định của pháp luật nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?