Công dân Việt Nam điều khiển phương tiện đường thủy hoạt động trong khu vực biên giới biển có cần phải có chứng chỉ Thuyền trưởng không?
- Công dân Việt Nam vào khu vực biên giới biển phải có một trong các loại giấy tờ nào?
- Công dân Việt Nam điều khiển phương tiện đường thủy hoạt động trong khu vực biên giới biển có cần phải có chứng chỉ Thuyền trưởng không?
- Công dân Việt Nam điều khiển phương tiện đường thủy hoạt động trong khu vực biên giới biển mang theo các loại giấy tờ bản chính hay bản sao?
Công dân Việt Nam vào khu vực biên giới biển phải có một trong các loại giấy tờ nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 71/2015/NĐ-CP quy định công dân Việt Nam vào khu vực biên giới biển phải có một trong các loại giấy tờ như sau:
Người, phương tiện Việt Nam hoạt động trong khu vực biên giới biển
1. Công dân Việt Nam (trừ công dân có hộ khẩu thường trú trong khu vực biên giới biển) vào khu vực biên giới biển phải có một trong các loại giấy tờ sau: Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, Căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh sĩ quan, Giấy chứng minh Quân đội, Giấy chứng minh Công an nhân dân (đối với cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân và Công an nhân dân); nếu ở qua đêm phải đăng ký lưu trú tại Công an cấp xã sở tại.
...
Theo đó, công dân Việt Nam (trừ công dân có hộ khẩu thường trú trong khu vực biên giới biển) vào khu vực biên giới biển phải có một trong các loại giấy tờ sau: Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, Căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh sĩ quan, Giấy chứng minh Quân đội, Giấy chứng minh Công an nhân dân (đối với cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân và Công an nhân dân); nếu ở qua đêm phải đăng ký lưu trú tại Công an cấp xã sở tại.
Khu vực biên giới biển (Hình từ Internet)
Công dân Việt Nam điều khiển phương tiện đường thủy hoạt động trong khu vực biên giới biển có cần phải có chứng chỉ Thuyền trưởng không?
Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 71/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Người, phương tiện Việt Nam hoạt động trong khu vực biên giới biển
...
2. Người điều khiển phương tiện đường thủy hoạt động trong khu vực biên giới biển phải có bằng hoặc chứng chỉ Thuyền trưởng do cơ quan có thẩm quyền cấp; máy trưởng, thuyền viên phải có bằng hoặc phải có chứng chỉ chuyên môn hoặc chứng chỉ hành nghề, Sổ thuyền viên và Giấy chứng nhận bảo hiểm thuyền viên theo quy định pháp luật; trường hợp mang theo vũ khí phải có Giấy phép sử dụng vũ khí.
...
Theo đó, trường hợp bạn thắc mắc công dân Việt Nam điều khiển phương tiện đường thủy hoạt động trong khu vực biên giới biển có cần phải có bằng hoặc chứng chỉ Thuyền trưởng do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Công dân Việt Nam điều khiển phương tiện đường thủy hoạt động trong khu vực biên giới biển mang theo các loại giấy tờ bản chính hay bản sao?
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Nghị định 71/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Người, phương tiện Việt Nam hoạt động trong khu vực biên giới biển
...
3. Người điều khiển phương tiện đường thủy hoạt động trong khu vực biên giới biển phải có Biển số đăng ký và mang theo các loại giấy tờ (bản chính hoặc bản sao có chứng thực) sau:
a) Giấy chứng nhận đăng ký tàu thuyền; Giấy xác nhận đã đăng ký tàu cá (đối với tàu cá có tổng công suất dưới 20CV);
b) Giấy chứng nhận đăng kiểm tàu thuyền hoặc Giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của tàu thuyền theo quy định;
c) Danh sách thuyền viên hoặc số thuyền viên (đối với tàu cá), hoặc chứng chỉ thuyền viên; Giấy chứng nhận bảo hiểm thuyền viên;
d) Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện;
đ) Giấy tờ liên quan đến hàng hóa trên tàu thuyền;
e) Giấy phép khai thác thủy sản, hải sản (đối với tàu cá có trọng tải từ 0,5 tấn trở lên);
g) Sổ nhật ký hành trình.
4. Trường hợp tàu cá Việt Nam hoạt động khai thác thủy sản tại vùng biển các quốc gia, vùng lãnh thổ khác, ngoài giấy tờ quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này phải có Giấy phép cho tàu cá khai thác thủy sản khai thác ở vùng biển của quốc gia vùng lãnh thổ khác do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp.
...
Như vậy, công dân Việt Nam điều khiển phương tiện đường thủy hoạt động trong khu vực biên giới biển phải mang theo các loại giấy tờ bản chính hoặc bản sao có chứng thực sau đây:
- Giấy chứng nhận đăng ký tàu thuyền; Giấy xác nhận đã đăng ký tàu cá (đối với tàu cá có tổng công suất dưới 20CV);
- Giấy chứng nhận đăng kiểm tàu thuyền hoặc Giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của tàu thuyền theo quy định;
- Danh sách thuyền viên hoặc số thuyền viên (đối với tàu cá), hoặc chứng chỉ thuyền viên; Giấy chứng nhận bảo hiểm thuyền viên;
- Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện;
- Giấy tờ liên quan đến hàng hóa trên tàu thuyền;
- Giấy phép khai thác thủy sản, hải sản (đối với tàu cá có trọng tải từ 0,5 tấn trở lên);
- Sổ nhật ký hành trình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?