Công cụ hỗ trợ là động vật nghiệp vụ có được trang bị cho doanh nghiệp có tổ chức thành lập lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách hay không?
Công cụ hỗ trợ là động vật nghiệp vụ có được trang bị cho doanh nghiệp có tổ chức thành lập lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách hay không?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 9 Thông tư 17/2018/TT-BCA như sau:
Đối tượng, loại công cụ hỗ trợ trang bị
1. Đối tượng quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 8 Thông tư này và Cơ sở cai nghiện ma túy được trang bị các loại công cụ hỗ trợ.
2. Đối tượng được trang bị các loại công cụ hỗ trợ, trừ động vật nghiệp vụ, bao gồm:
a) Đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 8 Thông tư này;
b) Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp, Cục thi hành án dân sự ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chi cục thi hành án dân sự ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
c) Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ, doanh nghiệp có tổ chức thành lập lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách;
d) Lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thủy sản;
đ) Lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải;
e) Đội kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường.
3. Lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ được xem xét trang bị loại công cụ hỗ trợ, bao gồm:
a) Lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ được xem xét trang bị loại công cụ hỗ trợ thuộc các loại sau: dùi cui điện, dùi cui kim loại, dùi cui cao su, áo giáp, găng tay bắt dao;
b) Lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tại cơ quan nhà nước; mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học kỹ thuật, văn hóa, xã hội; trên tàu hỏa; ngân hàng; bệnh viện; khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất; doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; doanh nghiệp kinh doanh vàng, đá quý, ngoại hối, tiền Việt Nam thì căn cứ tính chất, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ bảo vệ để xem xét trang bị loại công cụ hỗ trợ thuộc các loại sau: súng bắn điện, súng bắn đạn nổ, cao su, hơi cay và đạn sử dụng cho các loại súng này; phương tiện xịt hơi cay; dùi cui điện, dùi cui kim loại, dùi cui cao su, áo giáp, găng tay bắt dao;
c) Đối với lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tại vườn thú; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; khu bảo tồn loài, sinh cảnh thì được xem xét trang bị loại công cụ hỗ trợ thuộc các loại sau: súng bắn chất gây mê, dùi cui điện, dùi cui kim loại, dùi cui cao su, áo giáp, găng tay bắt dao.
4. Ban bảo vệ dân phố được xem xét trang bị loại công cụ hỗ trợ thuộc các loại sau: dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại, áo giáp, găng tay bắt dao.
5. Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động được xem xét trang bị loại công cụ hỗ trợ thuộc các loại sau: dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại.
Như vậy, đối với Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ, doanh nghiệp có tổ chức thành lập lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách thì sẽ được trang bị các loại công cụ hỗ trợ nhưng trừ động vật nghiệp vụ.
Công cụ hỗ trợ là động vật (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền điều chuyển công cụ hỗ trợ khi xảy ra trường hợp khẩn cấp?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6 Thông tư 17/2018/TT-BCA như sau:
Điều chuyển vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ
1. Điều chuyển vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ là việc thu lại vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ của Công an các đơn vị, địa phương đã được trang bị để bổ sung cho Công an các đơn vị, địa phương khác.
2. Thẩm quyền điều chuyển
a) Bộ trưởng Bộ Công an quyết định điều chuyển vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ từ Công an đơn vị, địa phương này sang Công an đơn vị, địa phương khác trên phạm vi toàn quốc khi xảy ra tình trạng khẩn cấp hoặc khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp hoặc khi có tình huống đột xuất khác như thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm, lụt, bão hoặc phục vụ yêu cầu công tác, chiến đấu theo đề nghị của cơ quan quản lý về trang bị và kho vận thuộc Bộ Công an;
b) Thủ trưởng cơ quan quản lý về trang bị và kho vận thuộc Bộ Công an quyết định điều chuyển vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ không thuộc các trường hợp quy định tại điểm a khoản này từ Công an đơn vị, địa phương này sang Công an đơn vị, địa phương khác sau khi được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Công an;
c) Thủ trưởng Công an đơn vị, địa phương quyết định điều chuyển vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ giữa các đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
...
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Công an có thẩm quyền điều chuyển công cụ hỗ trợ từ Công an đơn vị, địa phương này sang Công an đơn vị, địa phương khác trên phạm vi toàn quốc khi:
- Xảy ra tình trạng khẩn cấp;
- Có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp
- Có tình huống đột xuất khác như thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm, lụt, bão;
- Phục vụ yêu cầu công tác, chiến đấu theo đề nghị của cơ quan quản lý về trang bị và kho vận thuộc Bộ Công an.
Sau khi điều chuyển công cụ hỗ trợ thì có phải lập biên bản bàn giao hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 17/2018/TT-BCA như sau:
Điều chuyển vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ
...
3. Sau khi có quyết định điều chuyển của cấp có thẩm quyền, Công an các đơn vị, địa phương phải lập biên bản bàn giao, trong đó ghi rõ chủng loại, số lượng, chất lượng, số hiệu, nước sản xuất, thiết bị, phụ tùng kèm theo của vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ được điều chuyển. Biên bản phải có chữ ký của cán bộ trực tiếp giao, nhận và xác nhận của lãnh đạo đơn vị các bên có liên quan.
4. Công an các đơn vị, địa phương sau khi tiếp nhận vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ theo quyết định điều chuyển phải có văn bản đề nghị cơ quan Công an có thẩm quyền cấp giấy phép sử dụng, giấy xác nhận đăng ký theo quy định.
Như vậy, sau khi có quyết định điều chuyển của cấp có thẩm quyền, Công an các đơn vị, địa phương phải lập biên bản bàn giao, trong đó ghi rõ:
Chủng loại, số lượng, chất lượng, số hiệu, nước sản xuất, thiết bị, phụ tùng kèm theo của vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ được điều chuyển.
Bên cạnh đó, biên bản phải có chữ ký của cán bộ trực tiếp giao, nhận và xác nhận của lãnh đạo đơn vị các bên có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?
- Người thực hiện vận chuyển bình xịt hơi cay có số lượng lớn qua biên giới có bị phạt tù hay không?
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?