Công chứng viên làm việc tại các Văn phòng Công chứng được xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tư pháp khi nào?
- Công chứng viên làm việc tại các Văn phòng Công chứng được xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tư pháp khi nào?
- Hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tư pháp cho công chứng viên gồm những gì?
- Trong trường hợp nào thì công chứng viên chưa được xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tư pháp?
Công chứng viên làm việc tại các Văn phòng Công chứng được xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tư pháp khi nào?
Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tư pháp (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 6 Thông tư 06/2018/TT-BTP quy định về đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tư pháp đối với cá nhân đang làm công tác tư pháp như sau:
Đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện xét tặng Kỷ niệm chương đối với cá nhân đang làm công tác tư pháp
1. Cá nhân trực tiếp làm công tác pháp chế tại Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, doanh nghiệp nhà nước thuộc các Bộ, ngành ở Trung ương; Cá nhân đang công tác tại các cơ quan Thi hành án Quân đội; Luật sư; Công chứng viên làm việc tại các Văn phòng Công chứng; Đấu giá viên làm việc tại các doanh nghiệp bán đấu giá tài sản; Thừa phát lại; Quản tài viên; Giám định viên Tư pháp; Hòa giải viên thương mại; Trọng tài viên được đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương khi có đủ 22 năm làm công tác tư pháp trở lên đối với nam, có đủ 17 năm làm công tác tư pháp trở lên đối với nữ.
2. Cá nhân là hòa giải viên ở cơ sở được đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương khi có đủ 10 năm trở lên liên tục trực tiếp làm công tác hoà giải tại thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố hoặc có đủ 08 năm trở lên liên tục trực tiếp làm công tác hoà giải và có thành tích xuất sắc được khen thưởng từ 03 Giấy khen hoặc 01 Bằng khen của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về công tác hoà giải. Đối với hòa giải viên nữ thì thời gian làm công tác hòa giải quy định tại khoản này được giảm 02 năm.
Theo đó, công chứng viên làm việc tại các Văn phòng Công chứng được đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tư pháp khi có đủ 22 năm làm công tác tư pháp trở lên đối với nam, có đủ 17 năm làm công tác tư pháp trở lên đối với nữ.
Hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tư pháp cho công chứng viên gồm những gì?
Theo Điều 12 Thông tư 06/2018/TT-BTP thì hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tư pháp Vì sự nghiệp Tư pháp cho công chứng viên là hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương theo thủ tục thông thường.
Hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tư pháp theo thủ tục thông thường được lập thành 01 bộ, bao gồm:
- Tờ trình đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương của Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự, các đơn vị thuộc Bộ hoặc các cơ quan, tổ chức có cá nhân được đề nghị xét tặng theo Mẫu số 01, kèm theo Danh sách cá nhân được đề nghị xét tặng theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư 06/2018/TT-BTP;
- Bản tóm tắt thành tích, quá trình công tác của cá nhân được đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị quản lý cán bộ đối với cá nhân đang công tác; có xác nhận của cơ quan quản lý ra quyết định nghỉ hưu đối với cá nhân đã nghỉ hưu theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 06/2018/TT-BTP;
- Biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự, các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp hoặc của các cơ quan, tổ chức có cá nhân được đề nghị xét tặng;
Trong trường hợp nào thì công chứng viên chưa được xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tư pháp?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 06/2018/TT-BTP quy định về các trường hợp chưa được xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tư pháp như sau:
Các trường hợp chưa được xét tặng Kỷ niệm chương
1. Cá nhân chưa được đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương khi đang trong thời gian cơ quan có thẩm quyền xem xét thi hành kỷ luật, hoặc đang điều tra, thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo đang được xác minh, làm rõ.
2. Cá nhân có đủ thời gian công tác quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 5 và Điều 6 của Thông tư này nhưng bị kỷ luật dưới mức buộc thôi việc hoặc dưới mức khai trừ Đảng, chỉ được đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương sau 01 năm tính từ thời điểm có quyết định xoá kỷ luật hoặc hết thời hiệu xử lý kỷ luật Đảng. Thời gian chịu kỷ luật không được tính để xét tặng Kỷ niệm chương.
Theo đó, công chứng viên có thể chưa được xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tư pháp nếu thuộc các trường hợp sau:
- Công chứng viên chưa được đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương khi đang trong thời gian cơ quan có thẩm quyền xem xét thi hành kỷ luật, hoặc đang điều tra, thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo đang được xác minh, làm rõ.
- Công chứng viên có đủ thời gian công tác theo quy định nhưng bị kỷ luật dưới mức buộc thôi việc hoặc dưới mức khai trừ Đảng, chỉ được đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương sau 01 năm tính từ thời điểm có quyết định xoá kỷ luật hoặc hết thời hiệu xử lý kỷ luật Đảng.
Thời gian chịu kỷ luật không được tính để xét tặng Kỷ niệm chương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm cá nhân số 4 năm 2025 có ý nghĩa gì? Năm 2025 là năm thế giới số mấy? Hành vi xem thần số học có phải là mê tín dị đoan không?
- Chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng là gì? Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng?
- Sản phẩm phái sinh là gì? Kinh doanh ngoại hối và sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại như thế nào?
- Tháng 12 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Xem lịch âm tháng 12/2024 chi tiết, đầy đủ nhất?
- Thiệp chúc mừng năm mới khách hàng đối tác 2025 Ất Tỵ? Thiệp chúc mừng năm mới 2025 khách hàng, đối tác?