Công chứng viên đã đăng ký hành nghề công chứng nhưng chưa được cấp Thẻ công chứng viên thì có được ký văn bản công chứng không?
Công chứng viên đã đăng ký hành nghề công chứng nhưng chưa được cấp Thẻ công chứng viên thì có được ký văn bản công chứng không?
Việc ký văn bản công chứng được quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 01/2021/TT-BTP như sau:
Đăng ký hành nghề công chứng và cấp Thẻ công chứng viên
...
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp ra quyết định đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định, Sở Tư pháp gửi quyết định cho người được đăng ký hành nghề và tổ chức hành nghề công chứng đã nộp hồ sơ đề nghị đăng ký hành nghề, đồng thời đăng tải trên phần mềm quản lý công chứng của Bộ Tư pháp và Cổng thông tin điện tử Sở Tư pháp thông tin về họ, tên của công chứng viên, số và ngày cấp Thẻ công chứng viên, tên tổ chức hành nghề công chứng nơi công chứng viên hành nghề.
Phôi Thẻ công chứng viên do Bộ Tư pháp phát hành.
2. Công chứng viên chỉ được ký văn bản công chứng sau khi được Sở Tư pháp đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên.
Sau khi được đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên, công chứng viên không được làm việc theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức khác; không được giữ chức danh lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp hoặc tham gia các công việc mà thường xuyên phải làm việc trong giờ hành chính.
Theo quy định thì Công chứng viên chỉ được ký văn bản công chứng sau khi được Sở Tư pháp đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên.
Do đó, trường hợp công chứng viên đã đăng ký hành nghề công chứng nhưng chưa được cấp Thẻ công chứng viên thì vẫn không được ký văn bản công chứng.
Công chứng viên đã đăng ký hành nghề công chứng nhưng chưa được cấp Thẻ công chứng viên thì có được ký văn bản công chứng không? (Hình từ Internet)
Công chứng viên có được thực hiện hoạt động môi giới, đại lý không?
Những hành vi bị nghiêm cấm đối với công chứng viên được quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Công chứng 2014 như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Nghiêm cấm công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng thực hiện các hành vi sau đây:
...
i) Tổ chức hành nghề công chứng mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch khác ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động đã đăng ký;
k) Công chứng viên đồng thời hành nghề tại hai tổ chức hành nghề công chứng trở lên hoặc kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác;
l) Công chứng viên tham gia quản lý doanh nghiệp ngoài tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện hoạt động môi giới, đại lý; tham gia chia lợi nhuận trong hợp đồng, giao dịch mà mình nhận công chứng;
m) Vi phạm pháp luật, vi phạm quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.
...
Như vậy, theo quy định thì công chứng viên không được thực hiện hoạt động môi giới, đại lý.
Công chứng viên chịu sự quản lý của những cơ quan, đơn vị nào?
Cơ quan, đơn vị quản lý công chứng viên được quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Công chứng 2014 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của công chứng viên
...
2. Công chứng viên có các nghĩa vụ sau đây:
...
d) Giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng; trường hợp từ chối yêu cầu công chứng thì phải giải thích rõ lý do cho người yêu cầu công chứng;
đ) Giữ bí mật về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
e) Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm;
g) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng của mình; chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của Văn phòng công chứng mà mình là công chứng viên hợp danh;
h) Tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên;
i) Chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của tổ chức hành nghề công chứng mà mình làm công chứng viên và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên mà mình là thành viên;
k) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Như vậy, theo quy định, công chứng viên chịu sự quản lý của các cơ quan, đơn vị sau đây:
- Chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Của tổ chức hành nghề công chứng mà mình làm công chứng viên;
- Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên mà mình là thành viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?