Công chứng viên có được là thành viên hợp danh của hai văn phòng công chứng ở hai tỉnh khác nhau không?
Quyền của công chứng viên là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Luật Công chứng 2014 quy định về quyền của công chứng viên như sau
"Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của công chứng viên
1. Công chứng viên có các quyền sau đây:
a) Được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề công chứng;
b) Tham gia thành lập Văn phòng công chứng hoặc làm việc theo chế độ hợp đồng cho tổ chức hành nghề công chứng;
c) Được công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch theo quy định của Luật này;
d) Đề nghị cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện việc công chứng;
đ) Được từ chối công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội;
e) Các quyền khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan."
Có giới hạn công chứng viên trong văn phòng công chứng không?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Công chứng 2014 quy định về văn phòng công chứng như sau:
"Điều 22. Văn phòng công chứng
1. Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh.
Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn.
2. Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.
3. Tên gọi của Văn phòng công chứng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
4. Văn phòng công chứng phải có trụ sở đáp ứng các điều kiện do Chính phủ quy định.
Văn phòng công chứng có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.
5. Văn phòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy. Văn phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định cho phép thành lập. Thủ tục, hồ sơ xin khắc dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Văn phòng công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu."
Như vậy, văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên.
Công chứng viên có được là thành viên hợp danh của hai văn phòng công chứng ở hai tỉnh khác nhau không?
Công chứng viên là thành viên hợp danh ở hai văn phòng công chứng
Như trên đề cập, văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh, do đó, căn cứ theo Điều 180 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về hạn chế đối với thành viên hợp danh như sau:
"Điều 180. Hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh
1. Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
2. Thành viên hợp danh không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
3. Thành viên hợp danh không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại."
Bên cạnh đó, theo Điều 27 Luật Công chứng 2014 có quy định về thay đổi thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng như sau:
"Điều 27. Thay đổi thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng
1. Công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng có thể chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo nguyện vọng cá nhân hoặc trong các trường hợp khác do pháp luật quy định.
Văn phòng công chứng có quyền tiếp nhận công chứng viên hợp danh mới nếu công chứng viên đó được các công chứng viên hợp danh còn lại chấp thuận.
Việc chấm dứt tư cách công chứng viên hợp danh và tiếp nhận công chứng viên hợp danh mới được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về doanh nghiệp.
2. Trường hợp công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì người thừa kế của công chứng viên hợp danh được hưởng phần giá trị tài sản tại Văn phòng công chứng sau khi đã trừ đi phần nợ thuộc trách nhiệm của công chứng viên đó. Người thừa kế có thể trở thành công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng nếu là công chứng viên và được các công chứng viên hợp danh còn lại chấp thuận."
Như vậy, công chứng viên hợp danh không được làm thành viên hợp danh của văn phòng công chứng khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các công chứng viên còn lại (văn phòng công chứng có ít nhất 2 công chứng viên). Và văn phòng công chứng tiếp nhận thành viên hợp danh này cũng phải đảm bảo việc tiếp nhận phải được các công chứng viên hợp danh còn lại chấp thuận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương án phục hồi có phải là phương án cơ cấu lại của tổ chức tín dụng? Thời hạn xây dựng phương án phục hồi là bao lâu?
- Công ty quản lý quỹ được từ chối cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán trong trường hợp nào?
- Giao dịch về nhà ở bao gồm những giao dịch nào? Giao dịch về nhà ở có bắt buộc phải có Giấy chứng nhận không?
- Chủ đầu tư xây dựng chợ có được hưởng ưu đãi đầu tư không? Dự án đầu tư chợ được hưởng chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước?
- Check var sao kê MTTQ Việt Nam PDF qua BIDV, Vietcombank, Vietinbank ủng hộ đồng bào miền Bắc đến ngày 14 9 2024?