Công chức Viện kiểm sát nhân dân tối cao đang công tác tại Viện từ trần thì Viện có tổ chức lễ tang hay không?
- Công chức Viện kiểm sát nhân dân tối cao đang công tác tại Viện từ trần thì Viện có tổ chức lễ tang hay không?
- Ban tổ chức lễ tang đối với công chức đang làm việc tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao từ trần gồm những ai?
- Việc chuẩn bị lễ tang cho công chức thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao được tiến hành như thế nào?
Công chức Viện kiểm sát nhân dân tối cao đang công tác tại Viện từ trần thì Viện có tổ chức lễ tang hay không?
Theo Điều 7 Quy định việc thăm hỏi ốm đau, viếng đám tang, tổ chức lễ tang của Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 396/QĐ-VKSTC năm 2021 như sau:
Đối tượng tổ chức lễ tang
Lãnh đạo VKSND tối cao, công chức, viên chức, người lao động đang làm việc tại VKSND tối cao từ trần.
Theo đó, khi công chức đang làm việc tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao từ trần, Viện kiểm sát nhân dân tối cao sẽ tổ chức lễ tang cho công chức đó.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Hình từ Internet)
Ban tổ chức lễ tang đối với công chức đang làm việc tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao từ trần gồm những ai?
Theo khoản 3 Điều 8 Quy định việc thăm hỏi ốm đau, viếng đám tang, tổ chức lễ tang của Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 396/QĐ-VKSTC năm 2021 như sau:
Ban Tổ chức Lễ tang
...
3. Công chức, viên chức, người lao động khi từ trần được tổ chức Lễ tang theo quy định tại Chương 5 Nghị định số 105/2012/NĐ - CP ngày 17 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ về việc tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức. Thành phần Ban Tổ chức Lễ tang áp dụng đối với từng trường hợp cụ thể như sau:
a) Trường hợp công chức, viên chức là Kiểm sát viên VKSND tối cao, Vụ trưởng và tương đương từ trần:
- Phó Viện trưởng VKSND tối cao làm Trưởng ban;
- Phó Thủ trưởng đơn vị, Phó Trưởng ban;
- Đại diện Lãnh đạo Văn phòng;
- Đại diện Lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ;
- Đại diện Đảng ủy VKSND tối cao;
- Đại diện Công đoàn VKSND tối cao;
- Đại diện gia đình.
b) Trường hợp công chức, viên chức là Phó Vụ trưởng và tương đương từ trần:
- Thủ trưởng đơn vị, Trưởng ban;
- Phó Thủ trưởng đơn vị, Phó Trưởng ban;
- Đại diện Lãnh đạo Văn phòng;
- Đại diện Lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ;
- Đại diện Đảng ủy VKSND tối cao;
- Đại diện Công đoàn VKSND tối cao;
- Đại diện gia đình.
c) Trường hợp công chức, viên chức, người lao động khác từ trần:
- Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng đơn vị, Trưởng ban;
- Đại diện Văn phòng;
- Đại diện Vụ Tổ chức cán bộ;
- Đại diện Đảng ủy VKSND tối cao;
- Đại diện Công đoàn VKSND tối cao;
- Đại diện Ban chấp hành Đoàn Thanh niên cơ quan VKSND tối cao (nếu công chức từ trần là Đoàn viên);
- Đại diện gia đình.
d) Trường hợp gia đình tự đảm nhiệm tổ chức Lễ tang, Thủ trưởng đơn vị nơi có người từ trần công tác cử người phối hợp giúp những việc cần thiết theo đề nghị của gia đình, tổ chức Lễ tang phù hợp với phong tục, tập quán của địa phương, tôn giáo và hoàn cảnh gia đình của người từ trần.
Theo đó, thành phần Ban Tổ chức Lễ tang áp dụng đối với từng trường hợp cụ thể như sau:
Trường hợp công chức, viên chức là Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Vụ trưởng và tương đương từ trần:
- Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao làm Trưởng ban;
- Phó Thủ trưởng đơn vị, Phó Trưởng ban;
- Đại diện Lãnh đạo Văn phòng;
- Đại diện Lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ;
- Đại diện Đảng ủy Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Đại diện Công đoàn Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Đại diện gia đình.
Trường hợp công chức, viên chức là Phó Vụ trưởng và tương đương từ trần:
- Thủ trưởng đơn vị, Trưởng ban;
- Phó Thủ trưởng đơn vị, Phó Trưởng ban;
- Đại diện Lãnh đạo Văn phòng;
- Đại diện Lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ;
- Đại diện Đảng ủy Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Đại diện Công đoàn Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Đại diện gia đình.
Trường hợp công chức, viên chức, người lao động khác từ trần:
- Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng đơn vị, Trưởng ban;
- Đại diện Văn phòng;
- Đại diện Vụ Tổ chức cán bộ;
- Đại diện Đảng ủy Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Đại diện Công đoàn Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Đại diện Ban chấp hành Đoàn Thanh niên cơ quan Viện kiểm sát nhân dân tối cao (nếu công chức từ trần là Đoàn viên);
- Đại diện gia đình.
Trường hợp gia đình tự đảm nhiệm tổ chức Lễ tang, Thủ trưởng đơn vị nơi có người từ trần công tác cử người phối hợp giúp những việc cần thiết theo đề nghị của gia đình, tổ chức Lễ tang phù hợp với phong tục, tập quán của địa phương, tôn giáo và hoàn cảnh gia đình của người từ trần.
Việc chuẩn bị lễ tang cho công chức thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao được tiến hành như thế nào?
Theo khoản 4 Điều 8 Quy định việc thăm hỏi ốm đau, viếng đám tang, tổ chức lễ tang của Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 396/QĐ-VKSTC năm 2021 như sau:
Ban Tổ chức Lễ tang
...
4. Trình tự chuẩn bị lễ tang:
...
b) Trường hợp công chức, viên chức, người lao động từ trần, sau khi nhận được thông báo chính thức của Thủ trưởng đơn vị nơi có người từ trần công tác hoặc gia đình, Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với các đơn vị có liên quan trình Lãnh đạo VKSND tối cao để quyết định thành lập Ban Tổ chức Lễ tang.
...
Theo đó, khi nhận được thông báo chính thức của Thủ trưởng đơn vị nơi có người từ trần công tác hoặc gia đình, Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với các đơn vị có liên quan trình Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao để quyết định thành lập Ban Tổ chức Lễ tang.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?