Công chức, viên chức thuộc cơ quan Tổng cục Thuế phải thực hiện đăng ký nghỉ phép năm vào thời điểm nào?
Công chức, viên chức thuộc cơ quan Tổng cục Thuế phải thực hiện đăng ký nghỉ phép năm vào thời điểm nào?
Theo khoản 1 Điều 11 Quy chế làm việc của cơ quan Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 2282/QĐ-TCT năm 2017 quy định như sau:
Cách thức giải quyết chế độ nghỉ phép năm (nghỉ phép trong nước đối với công chức, viên chức, người lao động)
1. Công chức, viên chức, người lao động phải thực hiện đăng ký nghỉ phép năm ngày từ tháng 01 hàng năm.
...
Theo quy định công chức, viên chức thuộc cơ quan Tổng cục Thuế phải thực hiện đăng ký nghỉ phép năm ngày từ tháng 01 hàng năm.
Khi có nhu cầu nghỉ phép năm theo chế độ, công chức, viên chức thuộc cơ quan Tổng cục Thuế phải báo cáo ai?
Theo khoản 2 Điều 11 Quy chế làm việc của cơ quan Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 2282/QĐ-TCT năm 2017 quy định như sau:
Cách thức giải quyết chế độ nghỉ phép năm (nghỉ phép trong nước đối với công chức, viên chức, người lao động)
...
2. Khi có nhu cầu nghỉ phép năm theo chế độ, phải báo cáo và gửi đơn xin nghỉ phép đến Thủ trưởng đơn vị trước ít nhất 01 (một) ngày để chủ động, bố trí công việc cho phù hợp; trường hợp đột xuất có thể báo cáo Thủ trưởng đơn vị qua điện thoại.
3. Thủ trưởng đơn vị được giải quyết cho công chức thuộc đơn vị mình quản lý nghỉ phép 01 (một) ngày làm việc; nghỉ phép từ 02 (hai) ngày làm việc trở lên, công chức phải có đơn xin nghỉ phép và báo cáo lãnh đạo phê duyệt theo phân cấp như sau:
- Thủ trưởng đơn vị (cấp Vụ trưởng và tương đương): báo cáo Tổng cục trưởng phê duyệt; nếu nghỉ 01 ngày thì có thể báo cáo lãnh đạo Tổng cục qua điện thoại.
- Cấp Phó (Phó Vụ trưởng và tương đương): sau khi có ý kiến nhất trí của Vụ trưởng báo cáo Phó Tổng cục trưởng phụ trách khối phê duyệt.
- Công chức khác (từ cấp Phòng trở xuống): báo cáo lãnh đạo đơn vị phê duyệt.
4. Cuối năm (ngày 31/12 hàng năm), Thủ trưởng đơn vị ký xác nhận Bảng tổng hợp số ngày nghỉ phép năm của toàn thể công chức trong đơn vị, gửi 01 (một) bản về Vụ Tổ chức cán bộ và 01 (một) bản về Văn phòng để tổng hợp, theo dõi phép năm và giải quyết các chế độ khác theo quy định.
5. Đối với việc nghỉ phép năm để đi nước ngoài (đi du lịch tự túc, thăm thân nhân, giải quyết việc riêng...) thực hiện theo quy định của Nhà nước, của Bộ Tài chính về quản lý đối với công chức đi nước ngoài.
6. Việc giải quyết nghỉ ốm, nghỉ việc không hưởng lương thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và của Bộ Tài chính.
Theo quy định khi có nhu cầu nghỉ phép năm theo chế độ, công chức, viên chức thuộc cơ quan Tổng cục Thuế phải báo cáo và gửi đơn xin nghỉ phép đến Thủ trưởng đơn vị trước ít nhất 01 ngày để chủ động, bố trí công việc cho phù hợp;
Trường hợp đột xuất công chức, viên chức thuộc cơ quan Tổng cục Thuế có thể báo cáo Thủ trưởng đơn vị qua điện thoại.
Thủ trưởng đơn vị được giải quyết cho công chức thuộc đơn vị mình quản lý nghỉ phép 01 (một) ngày làm việc; nghỉ phép từ 02 (hai) ngày làm việc trở lên, công chức phải có đơn xin nghỉ phép và báo cáo lãnh đạo phê duyệt theo phân cấp như sau:
- Thủ trưởng đơn vị (cấp Vụ trưởng và tương đương): báo cáo Tổng cục trưởng phê duyệt; nếu nghỉ 01 ngày thì có thể báo cáo lãnh đạo Tổng cục qua điện thoại.
- Cấp Phó (Phó Vụ trưởng và tương đương): sau khi có ý kiến nhất trí của Vụ trưởng báo cáo Phó Tổng cục trưởng phụ trách khối phê duyệt.
- Công chức khác (từ cấp Phòng trở xuống): báo cáo lãnh đạo đơn vị phê duyệt.
Công chức, viên chức thuộc cơ quan Tổng cục Thuế phải thực hiện đăng ký nghỉ phép năm vào thời điểm nào? (Hình từ Internet)
Công chức, viên chức thuộc cơ quan Tổng cục Thuế có trách nhiệm thế nào?
Theo Điều 10 Quy chế làm việc của cơ quan Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 2282/QĐ-TCT năm 2017 quy định công chức, viên chức thuộc cơ quan Tổng cục Thuế có trách nhiệm như sau:
Trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc của công chức, viên chức, người lao động
1. Chấp hành sự chỉ đạo, hướng dẫn, phân công công tác của cấp trên; chủ động nghiên cứu, giúp Thủ trưởng đơn vị về lĩnh vực chuyên môn được phân công theo dõi, các công việc được Thủ trưởng đơn vị hoặc lãnh đạo Tổng cục giao.
2. Chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ trưởng đơn vị về: ý kiến đề xuất, tiến độ, chất lượng, hiệu quả của từng công việc được giao; hình thức, thể thức, trình tự và thủ tục ban hành văn bản, quy trình giải quyết công việc được phân công theo dõi.
3. Trường hợp lãnh đạo Tổng cục, Thủ trưởng đơn vị hoặc cấp Phó làm việc và phân công trực tiếp cho công chức của đơn vị thì công chức phải chịu trách nhiệm thi hành ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Tổng cục, Thủ trưởng đơn vị hoặc cấp Phó và báo cáo kịp thời với Trưởng phòng /Phó Trưởng phòng hoặc lãnh đạo phụ trách trực tiếp.
4. Chủ động đề xuất ý kiến về cơ chế, chính sách phục vụ cho công tác quản lý thuế của Tổng cục; hợp tác, phối hợp giúp đỡ lẫn nhau trong công việc; sẵn sàng tham gia các nhiệm vụ chung, đột xuất khi được giao.
5. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, báo cáo phản ảnh kịp thời với Thủ trưởng đơn vị hoặc người trực tiếp giao việc những khó khăn, vướng mắc phát sinh; kiến nghị phương án giải quyết với Thủ trưởng đơn vị xem xét, xử lý theo thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã quyết nghị lấy ngày 3 2 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì? Cách tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi theo Thông tư 06 chi tiết, cụ thể?
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?