Công chức thuộc hệ thống bảo hiểm xã hội phải đáp ứng những điều kiện gì để được cử đi đào tạo bồi dưỡng ở nước ngoài?
- Công chức thuộc hệ thống bảo hiểm xã hội phải đáp ứng những điều kiện gì để được cử đi đào tạo bồi dưỡng ở nước ngoài?
- Hồ sơ đăng ký đi đào tạo bồi dưỡng ở nước ngoài của công chức thuộc hệ thống bảo hiểm xã hội gồm những thành phần nào?
- Công chức đã trúng tuyển khóa đào tạo bồi dưỡng ở nước ngoài cần chuẩn bị thêm những giấy tờ gì?
Công chức thuộc hệ thống bảo hiểm xã hội phải đáp ứng những điều kiện gì để được cử đi đào tạo bồi dưỡng ở nước ngoài?
Theo khoản 1 Điều 12 Quy chế Đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 133/QĐ-BHXH năm 2013 như sau:
Điều kiện, tiêu chuẩn, đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài
1. Tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể để công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng:
a) Đối với các khóa bồi dưỡng có thời gian dưới 02 tháng, công chức, viên chức phải còn đủ tuổi để công tác ít nhất 01 năm tính từ khi khóa bồi dưỡng bắt đầu;
b) Đối với các khóa bồi dưỡng có thời gian trên 02 tháng, công chức, viên chức phải còn đủ tuổi để công tác ít nhất 05 năm tính từ khi khóa bồi dưỡng bắt đầu;
c) Đáp ứng đủ điều kiện, yêu cầu của khóa học;
d) Không thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 21 Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17/08/2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam;
đ) Có cam kết tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị cử đi học sau khi hoàn thành chương trình đào tạo với thời gian ít nhất gấp 03 lần thời gian đào tạo (áp dụng đối với trường hợp trên 01 năm);
...
Theo đó, để được cử đi đào tạo bồi dưỡng ở nước ngoài, công chức thuộc hệ thống bảo hiểm xã hội phải đáp ứng những điều kiện như sau:
- Đối với các khóa bồi dưỡng có thời gian dưới 02 tháng, công chức phải còn đủ tuổi để công tác ít nhất 01 năm tính từ khi khóa bồi dưỡng bắt đầu;
- Đối với các khóa bồi dưỡng có thời gian trên 02 tháng, công chức phải còn đủ tuổi để công tác ít nhất 05 năm tính từ khi khóa bồi dưỡng bắt đầu;
- Đáp ứng đủ điều kiện, yêu cầu của khóa học;
- Không thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 36 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019.
- Có cam kết tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị cử đi học sau khi hoàn thành chương trình đào tạo với thời gian ít nhất gấp 03 lần thời gian đào tạo (áp dụng đối với trường hợp trên 01 năm).
Công chức thuộc hệ thống bảo hiểm xã hội (Hình từ Internet)
Hồ sơ đăng ký đi đào tạo bồi dưỡng ở nước ngoài của công chức thuộc hệ thống bảo hiểm xã hội gồm những thành phần nào?
Theo khoản 1 Điều 15 Quy chế Đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 133/QĐ-BHXH năm 2013 như sau:
Hồ sơ đăng ký đi học sau đại học và đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài
1. Công chức, viên chức đăng ký dự thi phải chuẩn bị các hồ sơ sau:
a) Đơn xin dự thi, trong đó nêu rõ: năm sinh, chức danh, ngạch công chức, thời gian công tác, nhiệm vụ đang đảm nhiệm, chuyên ngành đã tốt nghiệp, chuyên ngành xin dự thi, thời gian đi học nếu trúng tuyển;
b) Văn bản đề xuất cử công chức, viên chức đi dự thi của Thủ trưởng trực tiếp;
c) Thông báo tuyển sinh của cơ sở đào tạo.
...
Theo đó, hồ sơ đăng ký đi đào tạo bồi dưỡng ở nước ngoài của công chức thuộc hệ thống bảo hiểm xã hội gồm những thành phần như sau:
- Đơn xin dự thi, trong đó nêu rõ: năm sinh, chức danh, ngạch công chức, thời gian công tác, nhiệm vụ đang đảm nhiệm, chuyên ngành đã tốt nghiệp, chuyên ngành xin dự thi, thời gian đi học nếu trúng tuyển;
- Văn bản đề xuất cử công chức đi dự thi của Thủ trưởng trực tiếp;
- Thông báo tuyển sinh của cơ sở đào tạo.
Công chức đã trúng tuyển khóa đào tạo bồi dưỡng ở nước ngoài cần chuẩn bị thêm những giấy tờ gì?
Theo khoản 2 Điều 15 Quy chế Đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 133/QĐ-BHXH năm 2013 như sau:
Hồ sơ đăng ký đi học sau đại học và đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài
...
2. Công chức, viên chức trúng tuyển phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký đi học, bao gồm:
a) Đơn xin đi học, trong đó nêu rõ: năm sinh, chức danh, ngạch công chức, viên chức, thời gian công tác, nhiệm vụ đang đảm nhiệm, chuyên ngành đã tốt nghiệp, chuyên ngành xin đi học, thời gian xin đi học;
b) Thông báo trúng tuyển của cơ sở đào tạo;
c) Văn bản đề xuất cử công chức, viên chức đi học của Thủ trưởng trực tiếp;
d) Bản cam kết phục vụ đơn vị sau khi kết thúc khóa học (áp dụng đối với trường hợp đi học sau đại học và đi học ở nước ngoài có thời hạn trên 01 năm);
đ) Các tài liệu khác theo yêu cầu của khóa học.
Theo đó, công chức thuộc hệ thống bảo hiểm xã hội đã trúng tuyển khóa đào tạo bồi dưỡng ở nước ngoài cần chuẩn bị thêm những giấy tờ như sau:
- Đơn xin đi học, trong đó nêu rõ: năm sinh, chức danh, ngạch công chức, thời gian công tác, nhiệm vụ đang đảm nhiệm, chuyên ngành đã tốt nghiệp, chuyên ngành xin đi học, thời gian xin đi học;
- Thông báo trúng tuyển của cơ sở đào tạo;
- Văn bản đề xuất cử công chức đi học của Thủ trưởng trực tiếp;
- Bản cam kết phục vụ đơn vị sau khi kết thúc khóa học (áp dụng đối với trường hợp đi học sau đại học và đi học ở nước ngoài có thời hạn trên 01 năm);
- Các tài liệu khác theo yêu cầu của khóa học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?