Công chức thuế chuyển công tác phải xin ý kiến của Tổng cục thuế? Cán bộ, công chức thực hiện việc điều động, luân chuyển có được hưởng chế độ gì hay không?
Công chức thuế chuyển công tác phải xin ý kiến của Tổng cục thuế phải không?
Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 12 Quyết định 1197/QĐ-TCT 2005 quy định về thẩm quyền như sau:
"1. Hàng năm, thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm phối hợp với cấp uỷ đảng và các tổ chức quần chúng mà cán bộ,công chức sinh hoạt như công đoàn, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, nữ công ... rà soát lại quy hoạch cán bộ để lập kế hoạch dân chủ công khai, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định luân chuyển cán bộ; bố trí điều động, luân phiên cán bộ, công chức một cách hợp lý trong từng cơ quan Thuế; không làm ồ ạt, tràn lan, chạy theo số lượng, gây mất ổn định trong đơn vị.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quyết định việc luân phiên công việc phụ trách giúp việc Tổng cục trưởng là các Phó Tổng cục trưởng trở xuống; quyết định điều động, luân chuyển, luân phiên công việc của cán bộ, công chức, viên chức theo thẩm quyền phân cấp quản lý cán bộ. Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính luân chuyển đối với các chức danh lãnh đạo do Bộ quản lý.
3. Cục trưởng Cục Thuế lập kế hoạch luân chuyển, luân phiên công việc của cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền phân cấp quản lý cán bộ; quyết định luân phiên công việc phụ trách giúp việc Cục trưởng là các Phó cục trưởng và cán bộ, công chức tại cơ quan Cục Thuế; Kiến nghị Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế luân chuyển, luân phiên công việc của cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý của Tổng cục Thuế.
4. Chi cục trưởng Chi cục Thuế lập kế hoạch luân phiên cán bộ, công chức trong đơn vị theo phân cấp quản lý cán bộ; quyết định luân phiên công việc phụ trách giúp việc Chi cục trưởng là các Phó chi cục trưởng và báo cáo Cục trưởng Cục Thuế xem xét quyết định luân phiên cán bộ, công chức sang địa bàn thuộc các Chi cục Thuế khác.
5. Trong một số trường hợp đặc biệt cần bổ sung cán bộ kịp thời theo khoản 3, khoản 4 Điều 1 thì không nhất thiết phải tuân theo thời gian và các vị trí công tác quy định tại mục II và mục III Quy chế này. Thủ trưởng đơn vị sau khi báo cáo, trao đổi, thống nhất với cấp uỷ đảng (Tổ chức tỉnh uỷ, huyện uỷ), chính quyền và các tổ chức quần chúng nơi cán bộ, công chức sinh hoạt quyết định điều động cán bộ. Trường hợp phải bổ nhiệm ngay cán bộ vào những vị trí lãnh đạo chủ chốt thì phải đảm bảo thực hiện đầy đủ quy trình bổ nhiệm cán bộ theo quy định hiện hành."
Như vậy, theo quy định pháp luật, khi chuyển công tác cho công chức ngành thuế thì trong một số trường hợp sẽ thuộc thẩm quyền thuộc về Tổng cục trưởng cục thuế.
Tải về mẫu đơn xin chuyển công tác mới nhất 2023: Tại Đây
Công chức thuế chuyển công tác phải xin ý kiến của Tổng cục thuế?
Các bước tiến hành luân chuyển cán bộ như thế nào?
Căn cứ Điều 13 Quyết định 1197/QĐ-TCT 2005 như sau:
"1. Thủ trưởng các đơn vị tổ chức hội nghị để quán triệt về mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nguyên tắc và qui trình thực hiện luân chuyển cán bộ theo Nghị quyết số 11/NQ-TW ngày 25/01/2002 của Bộ Chính trị; Công văn hướng dẫn số 06/HD-TW ngày 02/04/2002 của Ban Tổ chức Trung ương; Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19/02/2003 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 32 TC/BCS ngày 03/09/2002 của Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính; Kế hoạch số 9547 TC/TCCB ngày 03/09/2002 của Bộ Tài chính về việc thực hiện luân chuyển cán bộ lãnh đạo trong ngành Tài chính và Quy chế này đến toàn thể cán bộ công chức trong đơn vị, tạo nên sự thống nhất cao về nhận thức, tư tưởng và hành động để thực hiện tốt chủ trương của Đảng, Nhà nước, của ngành về công tác điều động, luân chuyển và luân phiên công việc cán bộ, công chức.
2. Thủ trưởng cơ quan Thuế các cấp xây dựng kế hoạch và biện pháp luân chuyển cán bộ và luân phiên công việc, bàn bạc với cấp uỷ, công đoàn của cơ quan tạo sự nhất trí cao về chủ trương, kế hoạch và các biện pháp thực hiện. Tổ chức đảng, tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, nữ công của cơ quan Thuế tham gia ý kiến, phổ biến, giáo dục đảng viên, quần chúng và giám sát thực hiện.
3. Kế hoạch triển khai luân chuyển, luân phiên công việc phải được công khai cho mọi cán bộ công chức biết để thực hiện và giám sát.
4. Cơ quan Thuế các cấp phải chuẩn bị kế hoạch và lộ trình thực hiện từng bước, chuẩn bị tốt cả nơi cán bộ đi và nơi cán bộ đến. Việc điều động, luân chuyển, luân phiên cán bộ phải gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương."
Như vậy, việc thực hiện luân chuyển cán bộ được đảm bảo theo đúng quy định trên.
Cán bộ, công chức thực hiện việc điều động, luân chuyển có được hưởng chế độ gì hay không?
Căn cứ Điều 14 Quyết định 1197/QĐ-TCT 2005 như sau:
"1. Nếu phải di chuyển từ nội thành, nội thị đi các tỉnh, huyện miền núi, hải đảo, những vùng đặc biệt khó khăn có phụ cấp khu vực từ 0,3 trở lên theo quy định của Chính phủ thì được cấp toàn bộ chi phí di chuyển và một khoản tiền trợ cấp một lần không quá 10 triệu đồng/người. Đối với trường hợp luân chuyển, luân phiên đến vùng có hệ số phụ cấp dưới 0,3 thì áp dụng như khoản 2 dưới đây.
2. Nếu phải di chuyển từ nội thành, nội thị ra ngoại thành, ngoại thị; từ huyện này sang huyện khác trong cùng một tỉnh, thành phố (khoảng cách di chuyển từ nơi làm việc cũ đến nơi làm việc mới từ 15 km trở lên) thì được cấp toàn bộ chi phí di chuyển và một khoản tiền trợ cấp một lần không quá 5 triệu đồng/người.
3. Trường hợp điều động, luân chuyển, luân phiên giữa các phường, các quận trong nội thành, nội thị; điều động, luân phiên do nhu cầu cá nhân, để hợp lý hoá gia đình thì không áp dụng chế độ trợ cấp theo quy định tại khoản 1, khoản 2 điều này.
4. Cán bộ luân chuyển nếu không có nơi ở thì được bố trí ở nhà công vụ miễn phí (nếu có).
5. Kinh phí hỗ trợ được trích từ nguồn kinh phí khoán của Tổng cục Thuế.
Hàng năm, các đơn vị lập dự toán kinh phí để phục vụ cho kế hoạch điều động, luân chuyển, luân phiên theo quy chế của Tổng cục Thuế.
6. Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm quản lý, sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ công tác điều động, luân chuyển, luân phiên công việc đúng mục đích và quyết toán theo quy định chung của nhà nước."
Như vậy, theo quy định trên thì tùy theo khoản cách và nơi mà c án bộ, công chức được điều động, luân chuyển để căn cứ hỗ trợ các chi phí như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?