Công chức tại TPHCM đi nước ngoài về việc công, sau khi kết thúc công tác nếu muốn xin phép ở lại vài ngày về việc riêng thì phải làm sao?
- Công chức tại TPHCM đi nước ngoài về việc công thì thời gian xử lý hồ sơ đề nghị là bao lâu?
- Công chức TPHCM đi nước ngoài về việc công, sau khi kết thúc công tác nếu muốn xin phép ở lại vài ngày về việc riêng thì phải làm sao?
- Gia hạn thời gian ở nước ngoài về việc riêng của công chức tại TPHCM được quy định như thế nào?
Công chức tại TPHCM đi nước ngoài về việc công thì thời gian xử lý hồ sơ đề nghị là bao lâu?
Theo khoản 1 Điều 15 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 14/2022/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định về thời gian nộp hồ sơ đề nghị đi nước ngoài về việc công như sau:
- Cơ quan, đơn vị cử cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đi nước ngoài về việc công có trách nhiệm nộp đầy đủ hồ sơ theo Quy chế này về Sở Nội vụ trước thời hạn đi công tác 15 ngày làm việc.
- Sở Nội vụ có trách nhiệm thẩm định và nộp đầy đủ hồ sơ theo Quy chế này về Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố trong 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
- Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố rà soát và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
Như vậy thời gian giải quyết hồ sơ đi nước ngoài về việc công của công chức tại TPHCM là không quá 05 ngày làm việc kể từ khi Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố rà soát và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét hồ sơ hợp lệ.
Công chức đi nước ngoài về việc công, sau khi kết thúc công tác nếu muốn xin phép ở lại vài ngày về việc riêng thì phải làm sao? (Hình internet)
Công chức TPHCM đi nước ngoài về việc công, sau khi kết thúc công tác nếu muốn xin phép ở lại vài ngày về việc riêng thì phải làm sao?
Căn cứ Điều 18 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 14/2022/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quy định giải quyết các trường hợp xin nghỉ phép ở lại nước ngoài về việc riêng sau chuyến đi nước ngoài về việc công.
Cán bộ, công chức,...được phép ở lại nước ngoài về việc riêng sau khi kết thúc chuyến đi nước ngoài về việc công nhưng không quá số ngày phép còn lại được nghỉ trong năm và phải thực hiện các quy định:
- Phải thực hiện đầy đủ quy trình, thủ tục xin phép đi nước ngoài về việc riêng và được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản trước ngày kết thúc chuyến đi nước ngoài về việc công.
Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đang ở nước ngoài thì thực hiện gửi đơn xin phép bằng đường bưu điện, gửi bằng hộp thư điện tử công vụ, tin nhắn điện thoại hoặc các phương tiện, hình thức liên lạc khác có thể để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Không sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ để đi nước ngoài về việc công trong trường hợp này.
- Tự chi trả các khoản chi phát sinh ngoài dự toán kinh phí đi công tác và có trách nhiệm báo với cơ quan có liên quan để điều chỉnh các thủ tục cần thiết liên quan đến thực hiện kinh phí chuyến đi.
- Việc cho phép ở lại nước ngoài về việc riêng sau chuyến đi nước ngoài về việc công phải thể hiện bằng Quyết định hành chính. Quyết định cho phép hoặc không cho phép sẽ được gửi bằng đường bưu điện theo địa chỉ và hộp thư điện tử mà cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã cung cấp.
Như vậy, cán, bộ, công chức tại TPHCM đi nước ngoài về việc công, sau khi kết thúc công tác thì có thể xin phép ở lại nước ngoài về việc riêng với thời gian không quá số ngày nghỉ phép còn lại trong năm. Việc xin phép được thực hiện qua các hình thức như thư điện tử công vụ, tin nhắn điện thoại,… Mọi chi phí phát sinh ngoài dự toán kinh phí công tác sẽ do người đề nghị tự chi trả.
Gia hạn thời gian ở nước ngoài về việc riêng của công chức tại TPHCM được quy định như thế nào?
Theo đó, tại Điều 17 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 14/2022/QĐ-UBND đã quy định việc gia hạn thời gian ở nước ngoài về việc riêng như sau:
- Cán bộ, công chức,...xin gia hạn thời gian ở nước ngoài về việc riêng phải có đơn trình bày lý do cụ thể, thời gian xin phép gia hạn ở lại nước ngoài về việc riêng gửi về cơ quan đang công tác
Cấp có thẩm quyền quyết định cho phép đi nước ngoài bằng một trong các hình thức như: gửi thư bằng đường bưu điện, gửi bằng hộp thư điện tử công vụ, tin nhắn điện thoại,...có thể trước 03 ngày kể từ ngày kết thúc chuyến đi để cấp có thẩm quyền quyết định cho phép đi nước ngoài xem xét, quyết định.
- Điều kiện để được gia hạn:
+ Thời gian xin phép ở lại nước ngoài không quá số ngày phép còn lại được nghỉ trong năm.
+ Trường hợp đặc biệt quá số ngày nghỉ phép theo quy định pháp luật thì phải được cấp có thẩm quyền xem xét, chấp thuận bằng văn bản.
+ Số ngày được gia hạn ở nước ngoài về việc riêng ngoài số ngày nghỉ phép thì không được hưởng lương và các khoản thu nhập khác theo quy định pháp luật.
+ Trường hợp phát sinh do yếu tố khách quan, bất khả kháng buộc phải ở lại ngay trong ngày kết thúc chuyến đi thì công chức phải báo cáo ngay cho lãnh đạo cơ quan đang công tác, cấp có thẩm quyền bằng một trong các hình thức: hộp thư điện tử công vụ, tin nhắn điện thoại,... và ngay sau đó phải bổ sung đơn xin gia hạn gửi cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Cấp có thẩm quyền ban hành quyết định cho phép đi nước ngoài xem xét, quyết định gia hạn thời gian ở nước ngoài về việc riêng đối với công chức.
- Việc cho phép gia hạn thời gian ở nước ngoài về việc riêng phải thể hiện bằng Quyết định hành chính. Quyết định cho phép hoặc không cho phép gia hạn thời gian ở nước ngoài sẽ được gửi bằng đường bưu điện theo địa chỉ và hộp thư điện tử mà cán bộ, công chức đã cung cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?