Công chức sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ giả để được tuyển dụng vào cơ quan sẽ bị xử lý như thế nào?
Công chức sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ giả để được tuyển dụng vào cơ quan sẽ bị xử lý như thế nào?
Công chức sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ giả để được tuyển dụng vào cơ quan sẽ bị xử lý như thế nào, căn cứ theo khoản 3 Điều 13 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định:
Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức
Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mà tái phạm;
2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định 112/2020/NĐ-CP;
3. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
4. Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có kết luận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền;
5. Ngoài quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này, hình thức kỷ luật buộc thôi việc còn được áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 112/2020/NĐ-CP.
Như vậy, công chức có hành vi sử dụng chứng chỉ giả để được tuyển dụng vào cơ quan sẽ bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc khi vi phạm.
Công chức sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ giả để được tuyển dụng vào cơ quan sẽ bị xử lý như thế nào? Nếu có sẽ bị xử phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Việc xử lý kỷ luật đối với công chức sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ giả sẽ được thực hiện như thế nào?
Việc xử lý kỷ luật đối với công chức sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ giả sẽ được thực hiện như thế nào, căn cứ theo Điều 25 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP quy định:
Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với công chức
1. Việc xử lý kỷ luật đối với công chức được thực hiện theo các bước sau đây:
a) Tổ chức họp kiểm điểm;
b) Thành lập Hội đồng kỷ luật;
c) Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
2. Không thực hiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này đối với trường hợp:
a) Xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản 10 Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP;
b) Xử lý kỷ luật theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 112/2020/NĐ-CP hoặc đã tổ chức kiểm điểm theo quy định của pháp luật và cá nhân đã nhận trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình.
3. Không thực hiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này đối với trường hợp:
a) Đã có kết luận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về hành vi vi phạm, trong đó có đề xuất cụ thể hình thức kỷ luật theo quy định;
...
Theo đó, việc xử lý kỷ luật đối với công chức sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ giả sẽ được thực hiện theo các bước sau:
+ Tổ chức họp kiểm điểm;
+ Thành lập Hội đồng kỷ luật;
+ Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
Thời hiệu xử lý kỷ luật đối với công chức sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ giả là bao lâu?
Thời hiệu xử lý kỷ luật đối với công chức sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ giả là bao lâu, căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP quy định:
Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì cán bộ, công chức, viên chức, người đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm. Trường hợp có hành vi vi phạm mới trong thời hạn để tính thời hiệu xử lý kỷ luật theo quy định thì thời hiệu xử lý kỷ luật đối với hành vi vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm mới.
2. Xác định thời điểm có hành vi vi phạm:
a) Đối với hành vi vi phạm xác định được thời điểm chấm dứt thì thời điểm có hành vi vi phạm được tính từ thời điểm chấm dứt.
b) Đối với hành vi vi phạm chưa chấm dứt thì thời điểm có hành vi vi phạm được tính từ thời điểm phát hiện.
c) Đối với hành vi vi phạm không xác định được thời điểm chấm dứt thì thời điểm có hành vi vi phạm được tính từ thời điểm có kết luận của cấp có thẩm quyền.
3. Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thời hiệu xử lý kỷ luật được quy định như sau:
a) 05 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách;
b) 10 năm đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
Theo đó, thời hiệu xử lý kỷ luật đối với công chức được quy định như sau:
+ 05 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách;
+ 10 năm đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
Như vậy, tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ giả của công chức mà thời hiệu xử lý kỷ luật có thể từ 05 năm đến 10 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?