Công chức phường, thị trấn có bao nhiêu chức danh? Nhiệm vụ của các chức danh đó quy định thế nào?

Anh muốn hỏi: Công chức phường, thị trấn có bao nhiêu chức danh theo quy định mới nhất hiện nay? Nhiệm vụ của từng chức danh công chức phường, thị trấn quy định thế nào? Anh cảm ơn. - câu hỏi của anh H. (Vĩnh Long).

Công chức phường, thị trấn có bao nhiêu chức danh?

Công chức cấp xã có các chức danh được quy định tại khoản 3 Điều 61 Luật Cán bộ, công chức 2008 (được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) như sau:

Chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã
...
3. Công chức cấp xã có các chức danh sau đây:
a) Trưởng Công an (áp dụng đối với xã, thị trấn chưa tổ chức công an chính quy theo quy định của Luật Công an nhân dân số 37/2018/QH14);
b) Chỉ huy trưởng Quân sự;
c) Văn phòng - thống kê;
d) Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã);
đ) Tài chính - kế toán;
e) Tư pháp - hộ tịch;
g) Văn hóa - xã hội.
Công chức cấp xã do cấp huyện quản lý.
...

Bên cạnh đó, theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định công chức cấp xã có các chức danh sau đây:

Chức vụ, chức danh
...
2. Công chức cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này có các chức danh sau đây:
a) Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự;
b) Văn phòng - thống kê;
c) Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã);
d) Tài chính - kế toán;
đ) Tư pháp - hộ tịch;
e) Văn hóa - xã hội.

Như vậy, theo các quy định nêu trên thì công chức phường, thị trấn có 06 chức danh sau đây:

- Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự;

- Văn phòng - thống kê;

- Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn);

- Tài chính - kế toán;

- Tư pháp - hộ tịch;

- Văn hóa - xã hội.

6 chức danh công chức cấp xã

Công chức phường, thị trấn có bao nhiêu chức danh? Nhiệm vụ của các chức danh đó quy định thế nào? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ của từng chức danh công chức phường, thị trấn quy định thế nào?

Nhiệm vụ của từng chức danh công chức phường, thị trấn quy định tại Điều 11 Nghị định 33/2023/NĐ-CP như sau:

1. Công chức Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự
a) Tham mưu, đề xuất với Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã về chủ trương, biện pháp, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự; xây dựng lực lượng dân quân, lực lượng dự bị động viên; phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác quốc phòng - quân sự trên địa bàn;
...
2. Công chức Văn phòng - thống kê
a) Tham mưu xây dựng và theo dõi việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, lịch làm việc định kỳ, đột xuất của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
...
3. Công chức Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn)
a) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực về quản lý đất đai, địa giới đơn vị hành chính, tài nguyên, môi trường, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn cấp xã theo quy định của pháp luật;
...
4. Công chức Tài chính - kế toán
a) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực tài chính, ngân sách trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
...
5. Công chức Tư pháp - hộ tịch
a) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực tư pháp và hộ tịch trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
...
6. Công chức Văn hóa - xã hội
a) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực văn hóa, thông tin, truyền thông, thể dục, thể thao, du lịch, lao động, thương binh, xã hội, y tế, giáo dục, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc, gia đình, trẻ em và thanh niên theo quy định của pháp luật; tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp xã trong công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, an toàn vệ sinh, lao động; xây dựng tiêu chí phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm để trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định;
...

Lưu ý: Căn cứ nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã quy định tại Điều này, Ủy ban nhân dân cấp huyện quy định nhiệm vụ cụ thể của từng chức danh công chức cấp xã cho phù hợp với đặc điểm và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của từng cấp xã, bảo đảm tất cả các lĩnh vực công tác đều có công chức phụ trách và thực hiện.

Tiêu chuẩn chung đối với công chức phường, thị trấn được quy định thế nào?

Tiêu chuẩn chung đối với công chức phường, thị trấn được quy định tại Điều 7 Nghị định 33/2023/NĐ-CP như sau:

(1) Tiêu chuẩn chung đối với công chức xã thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về cán bộ, công chức, điều lệ tổ chức và quy định của Đảng, của tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương.

(2) Đối với công chức là Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã, ngoài các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này còn phải có khả năng phối hợp với các đơn vị quân đội nhân dân, công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự; giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, chính quyền, tài sản của Nhà nước và bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhân dân.

Công chức TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG CHỨC
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nghị định 107/2024 bãi bỏ Nghị định 161/2018/NĐ-CP về tuyển dụng công chức, viên chức từ 20/8/2024?
Pháp luật
Công chức, viên chức nhà nước có được làm thêm công việc ở bên ngoài để kiếm thêm tiền hay không?
Pháp luật
Ban hành Quy định chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành tài nguyên và môi trường với mục đích gì?
Pháp luật
Có được điều động công chức sang làm viên chức không? Công chức chuyển sang làm viên chức còn được hưởng phụ cấp công vụ không?
Pháp luật
Ngạch công chức là gì? Điều kiện và môn thi để thi nâng ngạch công chức theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Cán bộ, công chức, viên chức là gì? Cách phân biệt và một số ví dụ về cán bộ, công chức, viên chức mới nhất?
Pháp luật
Mức chi đào tạo, tập huấn cán bộ, công chức, viên chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025?
Pháp luật
Những việc phải làm của công chức y tế đối với người đến khám bệnh được quy định thế nào? Công chức y tế có những trách nhiệm gì?
Pháp luật
Nguyên tắc xác định vị trí việc làm và quản lý biên chế công chức được thực hiện như thế nào? Căn cứ xác định vị trí việc làm, biên chế công chức được quy định thế nào?
Pháp luật
Quy định chung về các khoản chi tổ chức các lớp bồi dưỡng cán bộ công chức như nào? Giảng viên trong nước được phụ cấp tiền ăn, phụ cấp lưu trú bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công chức
1,019 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công chức

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công chức

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào